Thanh lý hợp đồng với công ty phái cử
Sau khi hoàn thành hợp đồng với người sử dụng lao động, người lao động phải về nước đúng hạn. Trong vòng 180 ngày kể từ ngày kết thúc hợp đồng, người lao động, người lao động phải thanh lý hợp đồng với doanh nghiệp phái cử.
Doanh nghiệp phái cử có trách nhiệm thanh lý hợp đồng với người lao động như sau:
Thanh lý hợp đồng giữa doanh nghiệp và người lao động phải được làm thành văn bản
Văn bản thanh lý hợp đồng phải có các nội dung: lý do thanh lý, việc thực hiện nghĩa vụ của các bên, các khoản thanh toán giữa doanh nghiệp và người lao động, những nội dung khác đã được thảo luận.
Trong trường hợp người lao động và doanh nghiệp đã thỏa thuận về đặt cọc và bảo lãnh, sau khi thanh lý hợp đồng, doanh nghiệp phải thanh lý hợp đồng ký quỹ, hợp đồng bảo lãnh với người lao động và trả lại mọi khoản tiền đặt cọc (bao gồm cả lãi suất theo mức của ngân hàng thương mại)
Trong trường hợp người lao động đã hoàn thành hợp đồng và về nước đúng thời hạn mà doanh nghiệp không thanh lý hợp đồng và trả lại toàn bộ tiền cọc cho lao động là vi phạm pháp luật. Bạn cần liên hệ với Cục quản lý lao động ngoài nước để được hỗ trợ. Với hành vi không thanh lý hợp đồng và không trả tiền kí quỹ, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính (phạt tiền và buộc bồi thường cho người lao động và chịu các khoản chi phí phát sinh đối với người lao động) theo Nghị định Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thanh lý hợp đồng với công ty phái cử. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định Nghị định 95/2013/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?