Hoạt động giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương của đại biểu Hội đồng nhân dân

Hoạt động giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương của đại biểu Hội đồng nhân dân. Chào Ban biên tập Thư ký luật, tôi là My, đang sinh sống ở Bình Thuận, tôi có một thắc mắc rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Ban biên tập cho tôi hỏi hoạt động giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương của đại biểu Hội đồng nhân dân được quy định thế nào? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn. (Ngọc My_098**)

Hoạt động giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương của đại biểu Hội đồng nhân dân được quy định tại Điều 86 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015, theo đó, việc giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương được quy định như sau:

1. Đại biểu Hội đồng nhân dân thường xuyên theo dõi, xem xét việc thi hành pháp luật tại địa phương.

2. Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tổ chức để đại biểu Hội đồng nhân dân giám sát việc thi hành pháp luật trên địa bàn nơi đại biểu ứng cử.

3. Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Thông báo nội dung, kế hoạch giám sát cho cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát chậm nhất là 07 ngày trước ngày bắt đầu tiến hành hoạt động giám sát;

b) Mời đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia giám sát.

4. Khi tiến hành giám sát, đại biểu Hội đồng nhân dân có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Thực hiện đúng nội dung, kế hoạch giám sát;

b) Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật và khôi phục lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị vi phạm; trường hợp cơ quan, tổ chức không thực hiện hoặc đại biểu Hội đồng nhân dân không đồng ý với việc giải quyết thì đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp xem xét giải quyết;

c) Chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày kết thúc hoạt động giám sát, đại biểu Hội đồng nhân dân báo cáo kết quả giám sát với Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp.

Trên đây là quy định về hoạt động giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương của đại biểu Hội đồng nhân dân. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015.

Trân trọng!

Đại biểu Hội đồng nhân dân
Hỏi đáp mới nhất về Đại biểu Hội đồng nhân dân
Hỏi đáp pháp luật
Thành phố Hồ Chí Minh được bầu bao nhiêu đại biểu hội đồng nhân dân?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất: Ngày bỏ phiếu bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân sẽ được tổ chức vào Chủ nhật?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định dự kiến cơ cấu, thành phần và phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu HĐND?
Hỏi đáp pháp luật
Quyền ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND?
Hỏi đáp pháp luật
Ngày tổ chức cuộc bầu cử ĐBQH khóa XIV và bầu cử đại biểu HĐND các các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021?
Hỏi đáp pháp luật
Tiêu chuẩn đối với đại biểu HĐND?
Hỏi đáp pháp luật
Đại biểu HĐND
Hỏi đáp pháp luật
Vị trí, vai trò, trách nhiệm của HĐND và Đại biểu HĐND
Hỏi đáp pháp luật
Đại biểu HĐND bị đình chỉ thì có được công tác lại không?
Hỏi đáp pháp luật
Điều kiện đảm bảo cho đại biểu HĐND chuyên trách
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đại biểu Hội đồng nhân dân
Thư Viện Pháp Luật
123 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Đại biểu Hội đồng nhân dân
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào