Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người bị bắt làm con tin mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%?
Đây là trường hợp người phạm tội trong quá trình thực hiện tội phạm bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản đã gây ra thương tích cho người bị bắt cóc làm con tin có tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% . Hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của con tin bằng nhiều phương pháp và thủ đoạn khác nhau như: đánh đập, tra khảo, bắt nhịn đói, nhịn khát, bỏ rét, giam cầm...
Căn cứ xác định tỷ lệ thương tật người bị bắt làm con tin là kết luận của Hội đồng giám định pháp y. Vi vậy, trong quá trình điều tra, truy tố xét xử, các cơ quan tiến hành tố tụng nếu thấy người bị bắt cóc làm con tin bị thương tích hoặc bị tổn hại đếm sức khỏe, thì nhất thiết phải trưng cầu giám định pháp y để xác định tỷ lệ thương tật. Nếu người bị bắt cóc làm con tin từ chối giám định và việc giám định không thực hiện được thì không buộc người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo điểm g khoản 2 Điều 134.
Tuy nhiên trong một số trường hợp căn cứ vào bảng tiêu chuẩn thương tật được ban hành theo thông tư liên bộ số 12/TTLB ngày 26-7-1995 của Bộ y tế và Bộ lao động thương binh và xã hội mà rõ ràng xác định được tỷ lệ thương tật của người bị bắt làm con tin từ 11% đến 30% và địa phương đó không tổ chức được Hội đồng giám định pháp y thì các cơ quan tố tụng có thể vẫn buộc người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo điểm g khoản 2 Điều 134 Bộ luật hình sự. Ví dụ: người bị bắt cóc bị tra tấn làm điếc một tai hoàn toàn. theo bảng thương tật quy định có tỷ lệ thương là 21% đến 25% thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm g khoản 2 Điều 134 Bộ luật hình sự nếu địa phương nơi xảy ra vụ án không tổ chức được hội đồng pháp y.
Trường hợp phạm tội này chỉ căn cứ vào thương tích hoặc tổn hại đến sức khỏe của người bị bắt làm con tin, còn đối với người khác, nếu người phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe thì tùy theo từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội có thể bị truy cứu thêm về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo quy định tại Điều 104. Ví dụ: Theo thỏa thuận giữa người phạm tội và người thân của người bị bắt làm con tin về thời gian, địa điểm giao tiền chuộc, nhưng sau khi đã đặt tiền chuộc vào vị trí quy định, người thân của người bị bắt cóc đã gọi điện thoại di động báo cho công an đến bắt bọn tống tiền nhưng đã để cho bọn tống tiền phát hiện nên chúng đã tấn công người giao tiền làm cho người này bị thương tích có tỷ lệ thương tật 21%. Ngoài tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, người phạm tội còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự thêm tội cố ý gây thương tích cho người khác theo khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?