Quy định về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm thời trong y tế được quy định như thế nào?

Quy định về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm thời trong y tế được quy định như thế nào? Bạn đọc Tuyết Hoa, địa chỉ mail hoatuyết****@gmail.com hỏi: Em làm việc tại trạm y tế xã. Hiện nay chỗ em đang có nguy cơ bùng nổ dịch nhiệt đới, chủ yếu là sốt xuất huyết nên các yêu cầu về cách ly y tế là rất quan trọng. Em muốn hỏi: Quy định về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm thời trong y tế được quy định như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật trả lời giúp em. Xin cám ơn!

Quy định về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm thời trong y tế  được quy định tại Điều 7  Nghị định 101/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về áp dụng biện pháp, cưỡng chế cách ly y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch, theo đó: 

1. Biện pháp ngăn chặn tạm thời được áp dụng trong thời gian chờ quyết định áp dụng biện pháp cách ly y tế của người có thẩm quyền quy định tại Điều 2 Nghị định này.

2. Các biện pháp ngăn chặn tạm thời gồm:

a) Bắt buộc áp dụng các biện pháp phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm;

b) Hạn chế giao tiếp của đối tượng bị đề nghị áp dụng biện pháp cách ly y tế với môi trường và cộng đồng xung quanh.

3. Thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn:

a) Trạm trưởng Trạm Y tế xã đối với đối tượng thuộc quy định khoản 1 Điều 1 Nghị định này;

b) Trưởng khoa, phòng nơi đối tượng bị đề nghị áp dụng biện pháp cách ly y tế đang khám bệnh, chữa bệnh;

c) Người đứng đầu tổ chức kiểm dịch y tế biên giới đối với đối tượng thuộc quy định khoản 3 Điều 1 và khoản 1 Điều 6 Nghị định này;

d) Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này.

4. Thời gian áp dụng biện pháp ngăn chặn:

a) Không quá 03 giờ đối với đối tượng thuộc quy định khoản 1 Điều 1 Nghị định này;

b) Không quá 01 giờ đối với đối tượng thuộc quy định khoản 2, 3 Điều 1 Nghị định này;

c) Không quá 06 giờ đối với đối tượng thuộc quy định Điều 6 Nghị định này.

Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về quy định về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm thời trong y tế, được quy định tại Nghị định 101/2010/NĐ-CP . Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. 

Trân trọng! 

Biện pháp ngăn chặn
Hỏi đáp mới nhất về Biện pháp ngăn chặn
Hỏi đáp Pháp luật
Các trường hợp bắt người nào được xem là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảo lĩnh và bảo lãnh là gì? Bảo lãnh và bảo lĩnh khác gì nhau?
Hỏi đáp Pháp luật
Thế nào là cấm đi khỏi nơi cư trú? Ai có thẩm quyền ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú?
Hỏi đáp Pháp luật
Các biện pháp ngăn chặn theo BLTTHS 2015?
Hỏi đáp pháp luật
Áp dụng biện pháp ngăn chặn
Hỏi đáp pháp luật
Hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn
Hỏi đáp pháp luật
Các biện pháp ngăn chặn hành vi chống người thi hành công vụ như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn
Hỏi đáp pháp luật
Không có biện pháp ngăn chặn phương tiện qua những đoạn đường bị ngập bị xử phạt thế nào kể từ ngày 01/08/2016?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Biện pháp ngăn chặn
Thư Viện Pháp Luật
286 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Biện pháp ngăn chặn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Biện pháp ngăn chặn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào