Có thể thay cha, đổi mẹ khi làm con nuôi?
Giấy khai sinh là căn cứ pháp lý để chứng minh mối quan hệ giữa cha mẹ và con. Đứa trẻ sinh ra đã được đăng ký khai sinh, có khai rõ họ tên cha, mẹ đẻ thì coi như đã xác định được nguồn gốc, huyết thống, chỉ khi nào có quyết định của cơ quan có thẩm quyền (UBND hoặc tòa án) xác định đứa trẻ không phải là con của người đó mà là con của người khác, thì cơ quan hộ tịch mới có thể thay đổi họ tên cha, mẹ trong giấy khai sinh của trẻ. Qua đăng ký việc nuôi con nuôi sẽ xác lập thêm mối quan hệ pháp lý mới giữa cha mẹ nuôi với con nuôi, tuy nhiên mối quan hệ giữa người con nuôi với cha mẹ đẻ của mình vẫn còn tồn tại, không đương nhiên hoặc mặc nhiên bị chấm dứt hay thay đổi, nên các nội dung trong giấy khai sinh của trẻ vẫn giữ nguyên. Về nhu cầu thay đổi họ tên của người con nuôi, Khoản 2 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định: "Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi. Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 9 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó". Như vậy, sau khi làm thủ tục cho và nhận con nuôi, phía cha mẹ nuôi chỉ có thể xin thay đổi họ tên của người con nuôi, chứ không thể thay đổi họ tên cha, mẹ trong giấy khai sinh của trẻ được.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về tha cha, đổi mẹ cho con nuôi. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật Nuôi con nuôi 2010 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?