Nguyên tắc hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình
Nguyên tắc hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình đã được quy định cụ thể tại Điều 12 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007.
Theo đó, nguyên tắc hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình được quy định như sau:
1. Kịp thời, chủ động, kiên trì.
2. Phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đạo đức xã hội và phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
3. Tôn trọng sự tự nguyện tiến hành hòa giải của các bên.
4. Khách quan, công minh, có lý, có tình.
5. Giữ bí mật thông tin đời tư của các bên.
6. Tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.
7. Không hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình quy định tại Điều 14 và Điều 15 của Luật này trong những trường hợp sau đây:
a) Vụ việc thuộc tội phạm hình sự, trừ trường hợp người bị hại yêu cầu không xử lý theo quy định của pháp luật hình sự;
b) Vụ việc thuộc hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý hành chính.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nguyên tắc hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?