Hợp đồng lao động trái luật

Khi xin việc, tôi cam kết: làm việc 5 năm, đặt cọc 10 triệu đồng phí đào tạo, nộp bằng ĐH gốc. Hết 4 tháng thử việc, tôi ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) thời hạn 2 năm. Được 2 tháng, tôi chuyển cơ quan khác, báo lãnh đạo nơi cũ trước 4 ngày. Giám đốc không chấp nhận, bắt tôi làm đủ 5 năm mới trả bằng. Vậy có đúng không?
1. Theo chúng tôi, bạn và công ty cũ đã ký một hợp đồng với nhiều điểm vi phạm luật lao động. Cụ thể:

- Bộ luật Lao động quy định thời gian thử việc không quá 60 ngày đối với lao động chuyên môn kỹ thuật cao, vậy mà thời gian thử việc của bạn kéo dài tới 4 tháng.

- Luật này cũng quy định doanh nghiệp tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình thì không được thu học phí, nhưng giao kết ban đầu của bạn lại buộc người lao động nộp 10 triệu đồng phí đào tạo.

- Bộ luật Dân sự quy định các giấy tờ nhân thân (như bằng đại học, chứng minh thư...) là tài sản thuộc sở hữu cá nhân, được pháp luật bảo vệ, nhưng công ty cũ lại giao kèo buộc bạn nộp bằng gốc.

- HĐLĐ được thỏa thuận trên cơ sở tự nguyện và thiện chí của 2 bên. Việc người sử dụng lao động ép buộc bạn phải làm việc 5 năm là hoàn toàn trái luật. Bởi Bộ luật Lao động (phần sửa đổi) quy định HĐLĐ có xác định thời hạn là hợp đồng có hiệu lực trong thời gian 12-36 tháng.

2. Bạn xin thôi việc khi chưa hết hạn HĐLĐ chính thức tức là bạn đã đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Vấn đề này Bộ luật Lao động quy định: Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và phải báo trước cho người sử dụng lao động ít nhất là 3 ngày, khi:

- Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm hoặc không được bảo đảm các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng;

- Không được trả công đầy đủ hoặc đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng;

- Bị ngược đãi, bị cưỡng bức lao động;

- Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị từ 3 tháng trở lên với HĐLĐ có thời hạn 12-36 tháng.

Bạn có thể căn cứ vào các quy định trên để xem mình đã chấm dứt hợp đồng đúng luật chưa. Bạn cũng có thể yêu cầu tòa án giải quyết về tính hợp pháp của HĐLĐ mình đã ký.

Hợp đồng lao động
Hỏi đáp mới nhất về Hợp đồng lao động
Hỏi đáp Pháp luật
HR là bộ phận gì? Bộ phận HR có quyền giao kết hợp đồng lao động hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Các chủ thể có quyền giao kết hợp đồng lao động? Việc giao kết hợp đồng lao động được tiến hành dựa trên những nguyên tắc nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hợp đồng lao động là gì? Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hợp đồng lao động thông qua phương tiện điện tử phải có những nội dung chủ yếu nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Không thử việc khi giao kết hợp đồng lao động nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động có được tạm hoãn hợp đồng lao động khi đi nghĩa vụ quân sự không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động có hợp đồng lao động xác định thời hạn có thể được xem là cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Tạm hoãn hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài có bị thu hồi giấy phép lao động không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hợp đồng 111 là hợp đồng gì? Điều kiện ký kết hợp đồng 111 hiện nay?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hợp đồng lao động
Thư Viện Pháp Luật
261 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hợp đồng lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hợp đồng lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào