Xử lý vi phạm trong trợ giúp pháp lý được quy định như thế nào?
Việc xử lý vi phạm trong trợ giúp pháp lý đã được quy định cụ thể tại Điều 48 Luật Trợ giúp pháp lý 2006.
Theo đó, việc xử lý vi phạm trong trợ giúp pháp lý được quy định như sau:
1. Người thực hiện trợ giúp pháp lý, người được trợ giúp pháp lý hoặc người khác có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì bị xử phạt hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật; trong trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm thì không được tiếp tục tham gia trợ giúp pháp lý.
3. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở, gây khó khăn cho hoạt động trợ giúp pháp lý hoặc vi phạm pháp luật về trợ giúp pháp lý thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
4. Hình thức, thẩm quyền, thủ tục xử lý vi phạm hành chính về trợ giúp pháp lý được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc xử lý vi phạm trong trợ giúp pháp lý. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Trợ giúp pháp lý 2006.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cây ATM có hoạt động vào dịp tết Nguyên đán 2025 không?
- Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới nhất là Luật nào?
- Có bắt buộc phải bố trí chỗ ăn ở cho lao động là người giúp việc gia đình không?
- Chế độ tuyển thẳng, ưu tiên tuyển sinh lớp 10 theo quy định mới năm 2025?
- Quyền yêu cầu sửa đổi bổ sung nội dung hợp đồng lao động thuộc về ai?