Cách tính lãi khi vay trả góp

Tôi có vay vốn tiêu dùng trả góp hàng tháng tại ngan hàng TMCP Đông Á chi nhánh Gia Lai với số tiền 70.000.000 đồng. Nhân hàng tính lãi suất 21.000.000 đồng. Trả góp trong 36 tháng. Môi tháng tôi phải góp 2.530.000 đồng. Hiện tôi đã trả 19 tháng. Tôi thanh toán hợp đồng trước thời hạn vào ngày 30/12/2015. Ngân hàng tính tôi phải trả 42.471.982 đồng. Là đúng hay sai? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định 652/2001/QĐ-NHNN về lãi suất:

"1- Lãi: Là khoản tiền bên vay, huy động vốn hoăc bên thuê trả cho bên vay, đầu tư chứng khoán, gửi tiền hoặc bên cho thuê về việc sử dụng vốn vay, vốn huy động hoặc tài sản cho thuê. Lãi được tính toán căn cứ vào số vốn, thời gian sử dụng vốn và lãi xuất."

Đồng thời theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Quyết định 652/2001/QĐ-NHNN về:

Nguyên tắc chung về việc tính thu, trả lãi của Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng đối với khách hàng

"1- Việc tính thu, trả lãi phụ thuộc vào hình thức huy động vốn, hình thức cho vay hay đầu tư do Ngân hàng nhà nước và Tổ chức tín dụng quy định hoặc thoả thuận vơí khách hàng (nếu có). Có 3 cách tính thu, trả lãi:

a) Tính thu, trả lãi theo định kỳ;

b) Tính thu, trả lãi trước;

c) Tính thu, trả lãi sau.

2- Trong một số trường hợp đặc biệt, việc tính thu, trả lãi được thực hiện như sau:

a) Nếu khoản tiền vay đã có quyết định khoanh nợ của cấp có thẩm quyền thì không tính và thu lãi cho vay trong thời gian được khoanh (kể từ ngày được khoanh đến hết thời hạn khoanh hoặc đến khi khoản tiền vay được xử lý).

... "

Như vậy việc thu, trả lãi sẽ tuy thuộc vào việc bên vay tức là bạn thỏa thuận với ngân hàng. Trong hợp đồng vay quy định cụ thể mức lãi suất và thời hạn trả lãi, phương thức trả...sẽ do hai bên thỏa thuận và làm theo. Tuy nhiên đối với mức lãi suất thì không được phép vượt quá mức 150% lãi suất cơ bản do ngân hàng nhà nước công bố, căn cứ quy định tại Điều 476 Bộ luật dân sự 2005 về lãi suất:

"1. Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.

2. Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ."

Nếu mức lãi suất phù hợp theo quy định thì việc ngân hàng tính toán là chính xác. Tức là nếu bạn vay 70 triệu mà lãi suất là 21 triệu trả dần trong vòng 36 tháng thì mỗi tháng bạn góp 2.530 nghìn số số tiền này nhân với 36 tháng sẽ ra đúng tổng số tiền bao gồm cả lãi và nợ gốc mà bạn phải trả là 91 triệu. Bạn đã trả 19 tháng tức là đã trả 48.070 nghìn, số nợ còn lại mà bạn phải trả là 91 triệu - 48.070 nghìn = 42.930 nghìn, mức chênh lệch mà ngân hàng đưa ra có thể là sai lệch một chút nhưng về cơ bản thì bạn vẫn phải trả số tiền với giá trị là trên 42 triệu.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về cách tính lãi khi vay trả góp. Bạn nên tham khảo chi tiết Quyết định 652/2001/QĐ-NHNN để nắm rõ quy định này.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
171 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào