Biện pháp khắc phục hậu quả nào được áp dụng đối với vi phạm quy định về chào bán, chuyển nhượng cổ phần trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng?
Biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng đối với vi phạm quy định về chào bán, chuyển nhượng cổ phần trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng đã được quy định cụ thể tại Khoản 3 Điều 11 Nghị định 96/2014/NĐ-CP xử phạt hành chính lĩnh vực tiền tệ ngân hàng.
Theo đó, vi phạm quy định về chào bán, chuyển nhượng cổ phần trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả sau:
a) Buộc khôi phục lại số cổ phần đã chuyển nhượng quy định tại Điều này trong thời gian tối đa 06 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực;
b) Đề nghị hoặc yêu cầu cấp có thẩm quyền xem xét, áp dụng biện pháp đình chỉ từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc miễn nhiệm chức danh quản trị, điều hành, kiểm soát; không cho đảm nhiệm chức vụ quản trị, điều hành, kiểm soát tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với cá nhân vi phạm và/hoặc cá nhân chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cách chức và thực hiện các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật đối với cá nhân vi phạm thuộc thẩm quyền của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng đối với vi phạm quy định về chào bán, chuyển nhượng cổ phần trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Nghị định 96/2014/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?