Phạm tội cưỡng đoạt tài sản có tổ chức?
Trường hợp phạm tội này tương tự như trường hợp phạm tội có tổ chức khác, các dấu hiệu về phạm tội có tổ chức được quy định tại Điều 20 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, đối với phạm tội cưỡng đoạt tài sản có tổ chức còn có những đặc điểm riêng sau:
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc trực tiếp dùng những thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm về tài sản, chuyển lời đe dọa, thư từ hoặc những tài liệu có nội dung uy hiếp tinh thần đến chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm về tài sản, tiếp nhận tài sản cho chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm về tài sản giao cho người phạm tội...
Người thực hiện hành vi cưỡng đoạt tài sản cũng có thể có hành vi thái quá trong quá trình thực hiện tội phạm. Tuy nhiên nếu hành vi thái quá đó chỉ nhằm thực hiện hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực mà những người đồng phạm khác mong muốn thì hành vi thái quá của người thực hành làm tất cả những đồng phạm khác phải chịu.
Người tổ chức trong vụ án cưỡng đoạt tài sản cũng tương tự như đối với người tổ chức cho các vụ án khác, họ cũng là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy thực hiện vụ án cưỡng đoạt tài sản. Tuy nhiên, người tổ chức trong vụ án cưỡng đoạt tài sản chủ yếu là người vạch kế hoạch, chỉ huy việc thực hiện kế hoạch uy hiếp tinh thần của chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm về tài sản.
Người xúi dục trong vụ án cưỡng đoạt tài sản là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người đồng phạm khác thực hiện tội phạm. Thực tiễn xét xử cho thấy, người xúi giục trong vụ án cưỡng đoạt tài sản thường là người có mâu thuẫn với chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm về tài sản, nhưng không có khả năng tổ chức, thực hiện hành vi đe dọa dùng vũ lực, cũng như không có khả năng tự mình dùng những thủ đoạn nhằm uy hiếp tinh thần của chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm về tài sản, nên xúi giục người khác thực hiện việc cưỡng đoạt tài sản, đồng thời có một số hành vi giúp sức cho việc thực hiện tội phạm như: chỉ nhà, cũng cấp quy luật đi về của chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm về tài sản...
Người giúp sức trong vụ án cưỡng đoạt tài sản là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc thủ đoạn nhằm uy hiếp tinh thần của chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm về tài sản như: cho đồng bọn dùng điện thoại của mình để gọi điện thoại cho chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm về tài sản, chuyển thư, nhắn tin cho chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm về tài sản về nội dung lời đe dọa: nhận tiền hoặc tài sản của chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm về tài sản chuyển giao cho đồng bọn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?