Tạm ngừng lưu thông, phong tỏa, niêm phong, tạm giữ, xử lý tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố được phát hiện thông qua hoạt động kinh doanh dịch vụ bưu chính
Tạm ngừng lưu thông, phong tỏa, niêm phong, tạm giữ, xử lý tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố được phát hiện thông qua hoạt động kinh doanh dịch vụ bưu chính được quy định tại Điều 9 Nghị định 122/2013/NĐ-CP quy định về tạm ngừng lưu thông, phong tỏa, niêm phong, tạm giữ và xử lý đối với tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố; xác lập danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố, theo đó:
1. Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính khi phát hiện bưu gửi có dấu hiệu chứa tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố, có trách nhiệm báo ngay cho cơ quan phòng, chống khủng bố Công an cấp tỉnh và phối hợp với cơ quan này mở, kiểm tra, xử lý bưu gửi có dấu hiệu chứa tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố theo quy định của Nghị định này.
2. Trong thời hạn không quá 24 giờ, kể từ khi nhận được tin báo của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính, cơ quan phòng, chống khủng bố Công an cấp tỉnh phải có văn bản yêu cầu và phối hợp với doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính mở, kiểm tra bưu gửi có dấu hiệu chứa tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố. Trường hợp xác định có tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố thì báo cáo Giám đốc Công an cấp tỉnh xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý theo quy định.
3. Trường hợp qua hoạt động nghiệp vụ hoặc qua tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác của tổ chức, cá nhân mà xác định có căn cứ cho rằng trong bưu gửi có chứa tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố thì cơ quan phòng, chống khủng bố Công an cấp tỉnh, cơ quan phòng, chống khủng bố thuộc Tổng cục An ninh I Bộ Công an có văn bản yêu cầu doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính mở bưu gửi để kiểm tra, nếu phát hiện có tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố thì báo cáo Giám đốc Công an cấp tỉnh hoặc Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh I Bộ Công an để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý theo quy định.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh I Bộ Công an có trách nhiệm xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định.
4. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định niêm phong bưu gửi tạm giữ tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố, Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm xem xét, quyết định việc xử lý tiền, tài sản đó. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh ở nhiều nơi thì thời hạn ra quyết định không quá 60 ngày; trường hợp phải xác minh, thu thập chứng cứ ở nước ngoài thì thời hạn không quá 90 ngày, kể từ ngày có quyết định phong tỏa tài khoản, niêm phong, tạm giữ tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố.
5. Trường hợp phát hiện đồ vật, tài liệu có liên quan đến tội phạm khác hoặc tài liệu, đồ vật thuộc loại cấm tàng trữ, lưu hành thì cơ quan phòng, chống khủng bố Công an cấp tỉnh, cơ quan phòng, chống khủng bố thuộc Tổng cục An ninh I Bộ Công an thực hiện tạm giữ và chuyển giao cho cơ quan điều tra có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
6. Trong trường hợp cấp bách cần phát hiện, ngăn chặn kịp thời bưu gửi có tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố gửi đi nước ngoài hoặc từ nước ngoài gửi vào Việt Nam thì cơ quan phòng, chống khủng bố Công an cấp tỉnh, cơ quan phòng, chống khủng bố thuộc Tổng cục An ninh I Bộ Công an có quyền yêu cầu doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính tạm ngừng lưu thông bưu gửi đó trong thời hạn 48 giờ để yêu cầu mở, kiểm tra bưu gửi, nếu phát hiện có tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố thì báo cáo Giám đốc Công an cấp tỉnh, Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh I Bộ Công an xem xét, quyết định xử lý theo quy định của pháp luật.
7. Việc mở, kiểm tra, niêm phong bưu gửi, tạm giữ tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố phải được lập biên bản theo quy định của pháp luật.
Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về tạm ngừng lưu thông, phong tỏa, niêm phong, tạm giữ, xử lý tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố được phát hiện thông qua hoạt động kinh doanh dịch vụ bưu chính, được quy định tại Nghị định 122/2013/NĐ-CP. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài vè về thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 ý nghĩa, hay nhất 2024?
- Lịch nghỉ Tết âm lịch 2025: Nghỉ liên tiếp 09 ngày đúng không?
- Công chức xin thôi việc theo nguyện vọng có được hưởng trợ cấp thôi việc không?
- Đỉnh Fansipan ở tỉnh nào? Fansipan cao bao nhiêu mét? Tỉnh Lào Cai đặt mục tiêu đến năm 2030 đón bao nhiêu triệu lượt khách du lịch?
- Bài phát biểu ngày 20 11 của phụ huynh mới nhất năm 2024?