Thẩm quyền tạm ngừng lưu thông, phong tỏa, niêm phong, tạm giữ, xử lý tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố
Thẩm quyền tạm ngừng lưu thông, phong tỏa, niêm phong, tạm giữ, xử lý tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố được quy định tại Điều 7 Nghị định 122/2013/NĐ-CP quy định về tạm ngừng lưu thông, phong tỏa, niêm phong, tạm giữ và xử lý đối với tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố; xác lập danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố, theo đó:
1. Bộ trưởng Bộ Công an có quyền quyết định tịch thu sung quỹ nhà nước hoặc tiêu hủy tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố; trả lại tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố trong trường hợp tiền, tài sản đó thuộc quyền sở hữu, quản lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị người khác chiếm đoạt, sử dụng trái phép vào hoạt động khủng bố, tài trợ khủng bố; hủy bỏ các quyết định xử lý do mình ban hành hoặc do người có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều này ban hành.
2. Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Công an cấp tỉnh) có quyền quyết định hoặc hủy bỏ quyết định tạm ngừng lưu thông, phong tỏa, niêm phong, tạm giữ tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố đối với các trường hợp quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 8 và Khoản 3 Điều 9 Nghị định này.
Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh I Bộ Công an có quyền quyết định hoặc hủy bỏ quyết định tạm ngừng lưu thông, phong tỏa, niêm phong, tạm giữ tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố đối với các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 8 và Điều 10 Nghị định này.
3. Căn cứ vào nhu cầu thực tế, Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh I Bộ Công an hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh có thể xem xét, cho phép tổ chức, cá nhân có tiền, tài sản bị niêm phong, tạm giữ, phong tỏa được phép tiếp cận, sử dụng một phần trong số quỹ, tiền, tài sản bị phong tỏa để thanh toán cho các dịch vụ pháp lý, dịch vụ nắm giữ, bảo quản tiền, tài sản bị niêm phong, phong tỏa hoặc chi phí cho việc ăn, ở, khám chữa bệnh và các khoản chi thiết yếu khác. Việc cho phép và sử dụng các chi phí thiết yếu nêu trên phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về thẩm quyền tạm ngừng lưu thông, phong tỏa, niêm phong, tạm giữ, xử lý tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố, được quy định tại Nghị định 122/2013/NĐ-CP. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?