Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ bị xử phạt thế nào?
Đối với hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, đơn vị bạn sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 21 Nghị định 185/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 124/2015/NĐ-CP như sau:
“Điều 21. Hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:
c) Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ;"
Như vậy, theo quy định trên, công ty bạn có mua lô hàng là máy móc cũ không có nguồn gốc xuất xứ thì sẽ bị xử phạt theo Nghị định 124/2015/NĐ-CP, tùy thuộc vào giá trị của lô hàng công ty bạn nhập sẽ có các mức xử phạt khác nhau theo quy định nêu trên. Ngoài ra, hình thức xử phạt bổ sung đối với công ty bạn đó là tịch thu lô hàng là tang vật của hành vi vi phạm pháp luật.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về xử phạt hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 185/2013/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch nghỉ lễ 2025 - Lịch Vạn niên 2025 cập nhật chi tiết nhất?
- Ngày 11 tháng 2 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Người lao động nghỉ hằng năm trong ngày 11 tháng 2 âm lịch được ứng lương bao nhiêu?
- Ngày tốt khai trương theo tuổi năm Ất Tỵ 2025? Chương trình khuyến mại ngày khai trương phải được thực hiện thế nào?
- Cúng Thần Tài theo giờ hoàng đạo mùng 10 tết 2025 vào giờ nào tốt nhất?
- Thời hạn thuê đất công ích theo Luật Đất đai 2024 là bao lâu?