Trách nhiệm của Ủy ban thường trực Quốc hội trong việc xem xét việc ký kết điều ước quốc tế
Trách nhiệm cho ý kiến về việc ký điều ước quốc tế của Ủy ban thường vụ Quốc hội được quy định tại Điều 14 Luật Điều ước quốc tế 2016, theo đó:
- Trước khi quyết định ký điều ước quốc tế có quy định khác hoặc chưa được quy định trong luật, nghị quyết của Quốc hội, quy định trái pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc điều ước quốc tế mà việc thực hiện cần sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, ban hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, cơ quan có thẩm quyền quyết định ký điều ước quốc tế quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 15 của Luật này trình Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến. Quy định này không áp dụng trong trường hợp điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền phê chuẩn của Quốc hội quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật này.
- Căn cứ vào ý kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ quyết định ký điều ước quốc tế đó.
Trên đây là quy định về trách nhiệm cho ý kiến về việc ký điều ước quốc tế của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Luật Điều ước quốc tế 2016.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Valentine 14 2 là valentine gì? 14 tháng 2 ai nên tặng quà cho ai?
- Người lao động mất khả năng điều khiển hành vi dẫn đến vi phạm kỷ luật lao động thì có bị xử lý kỷ luật lao động không?
- Tam Nguyên là rằm tháng mấy? Tam nguyên có phải là ngày lễ lớn theo quy định pháp luật không?
- Điều kiện để giáo viên được dạy thêm ngoài nhà trường từ 14/2/2025?
- Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 năm 2025: Nỗi đau của đại dương?