Nội dung cơ chế tài chính trong nước đối với các chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi
Theo quy định hiện hành tại Thông tư 111/2016/TT-BTC thì Nội dung cơ chế tài chính trong nước đối với các chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi bao gồm:
a) Lập Đề xuất chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi:
- Xác định chương trình, dự án thuộc diện không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp hoặc dự án có khả năng thu hồi vốn một phần hoặc toàn bộ; trên cơ sở đó xác định chương trình, dự án thuộc đối tượng cấp phát toàn bộ (hay một phần) hoặc cho vay lại toàn bộ (hay một phần) phù hợp với các nguyên tắc nêu tại Điều 5 Thông tư này.
- Xác định khả năng bố trí nguồn vốn đối ứng cho chương trình, dự án.
+ Đối với chương trình, dự án thuộc diện ngân sách nhà nước cấp phát, nguồn vốn đối ứng được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của cơ quan chủ quản theo phân cấp quản lý ngân sách và từ các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật.
+ Đối với chương trình, dự án thuộc diện vay lại (toàn bộ hoặc một phần), nguồn vốn đối ứng do chủ dự án bố trí từ vốn chủ sở hữu hoặc nguồn vốn hợp pháp khác của chủ dự án.
- Đối với phần vốn vay lại: đánh giá sơ bộ nguồn thu hoặc nguồn vốn bố trí trả nợ.
- Làm rõ việc người vay lại đáp ứng các điều kiện được vay lại, cụ thể như
+ Đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: vốn vay lại phải đảm bảo không vượt hạn mức dư nợ và bội chi của ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
+ Đối với doanh nghiệp: có tình hình tài chính lành mạnh, không bị lỗ trong ba năm liền kề gần nhất, trừ các khoản lỗ do thực hiện chính sách; tại thời điểm đề xuất chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi không có nợ quá hạn với các tổ chức tài chính, tín dụng; không có nợ quá hạn liên quan đến khoản được Chính phủ bảo lãnh, các khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ và ngân sách nhà nước. Trường hợp doanh nghiệp chưa đủ 3 năm hoạt động liên tục thì phải có văn bản cam kết của chủ sở hữu hoặc của công ty mẹ về bảo đảm khả năng trả nợ đối với khoản vay lại.
+ Đối với tổ chức tài chính, tín dụng phải đạt được hệ số an toàn vốn theo quy định của pháp luật.
b) Lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình, dự án hoặc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi:
- Đối với chương trình, dự án thuộc diện ngân sách nhà nước cấp phát một phần cần xác định rõ các hạng mục, hợp phần được ngân sách nhà nước cấp phát hoặc tỷ lệ vốn cấp phát, trong đó phân chia theo vốn đầu tư phát triển, vốn sự nghiệp.
- Đối với chương trình, dự án thuộc diện vay lại toàn bộ hoặc một phần cần xác định:
+ Tổng số vốn vay lại toàn bộ hoặc theo các hợp phần, trong đó dự kiến tiến độ giải ngân, rút vốn.
+ Khả năng cân đối vốn để trả nợ từ nguồn vốn hợp pháp của chủ dự án, bao gồm: nguồn vốn khấu hao, lợi nhuận để lại và các nguồn vốn khác (nếu có).
+ Năng lực tài chính của chủ dự án bao gồm vốn chủ sở hữu, tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu; lợi nhuận sau thuế và các chỉ tiêu tài chính khác có liên quan theo báo cáo tài chính được kiểm toán của năm liền trước của năm báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình, dự án hoặc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.
- Đối với chương trình, dự án do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vay lại một phần vốn ODA, vay lại toàn bộ hoặc một phần vốn vay ưu đãi hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vay lại để làm vốn góp trong các dự án PPP.
+ Dư nợ vay hiện tại của chính quyền địa phương, bao gồm tất cả các khoản vay theo quy định.
+ Hạn mức dư nợ và bội chi của chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
+ Dự kiến số vay tăng thêm trong trường hợp vay lại nguồn vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi, đảm bảo tổng dư nợ không vượt quá hạn mức dư nợ theo quy định.
+ Khả năng bố trí ngân sách địa phương để thanh toán trả nợ đến hạn.
c) Lập Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Văn kiện chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết định đầu tư căn cứ theo Quyết định chủ trương đầu tư và cơ chế tài chính trong nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Nội dung cơ chế tài chính trong nước đối với các chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi được quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư 111/2016/TT-BTC quy định về quản lý tài chính đối với các chương trình, sự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?