Bán hàng xách tay có phải là trốn thuế không?
Căn cứ Khoản 5 Điều 58 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định định mức hành lý được miễn thuế như sau:
''5. Người nhập cảnh thường xuyên theo tính chất công việc không được hưởng định mức hành lý miễn thuế cho từng lần nhập cảnh mà cứ 90 ngày được hưởng định mức miễn thuế một lần. Người nhập cảnh thường xuyên theo tính chất công việc gồm:
a) Người điều khiển tàu bay và nhân viên phục vụ trên các chuyến bay quốc tế;
b) Người điều khiển tàu hỏa và nhân viên phục vụ trên tàu hỏa liên vận quốc tế;
c) Sĩ quan, thuyền viên làm việc trên tàu biển;
d) Lái xe, người lao động Việt Nam làm việc ở các nước láng giềng có chung biên giới đường bộ với Việt Nam.
Việc hưởng định mức miễn thuế đối với người nhập cảnh thường xuyên thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.''
Như vậy, đối với trường hợp này, tiếp viên hàng không là một trong những đối tượng người nhập cảnh thường xuyên theo quy định tại Nghị định 08/2015/NĐ-CP. Do vậy, người tiếp viên này sẽ được hưởng định mức miễn thuế 90 ngày một lần. Do đó, khi bạn nhờ tiếp viên xách hàng hóa từ Úc về không qua hải quan theo quy định thì không được coi là hành vi buôn lậu, trốn thuế.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về hành vi trốn thuế khi bán hàng xách tay. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 08/2015/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?