Tạm hoãn hợp đồng lao động với lao động nữ đang mang thai có được không?
Điều 157 Bộ luật Lao động 2012 quy định:
“1. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng.
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
2. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
3. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thoả thuận với người sử dụng lao động.
4. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động và được người sử dụng lao động đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng.
Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa là 2 tháng, công ty trả lời bạn như vậy là đúng. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều trường hợp như bạn, tức là chưa đến thời gian được phép nghỉ thai sản người lao động nữ vì vấn đề sức khỏe nên nếu tiếp tục công việc thì sẽ bị ảnh hưởng đến thai nhi, pháp luật có những quy định với hướng bảo vệ lao động nữ mang thai đã có quy định tại Điều 156 Bộ luật Lao động 2012 như sau: “Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Thời hạn mà lao động nữ phải báo trước cho người sử dụng lao động tuỳ thuộc vào thời hạn do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định."
Như vậy, nếu bạn có xác nhận về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi thì bạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nếu bạn vẫn muốn sau khi sinh con tiếp tục làm công việc đó thì bạn nên tạm hoãn thực hiện hợp đồng, có thể hiểu đơn giản là việc bạn xin nghỉ không lương, thời gian xin nghỉ không lương này không phải thời gian hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Trong thời gian bạn mang thai thì người sử dụng lao động không được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với bạn. Việc xin nghỉ dưỡng thai trong trường hợp này là quyền của bạn. Công ty không được lấy lý do là chỉ được nghỉ thai sản trước khi sinh tối đa 2 tháng để làm khó dễ hay đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với bạn được.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về tạm hoãn hợp đồng lao động với lao động nữ đang mang thai. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật Lao động 2012 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?