Hành vi khách quan của tội cướp giật tài sản?

Hành vi khách quan của tội cướp giật tài sản?

Điều luật không mô tả hành vi khách quan của tội cướp giật tài sản, nhưng căn cứ vào khái niệm, các yếu tố cầu thành tội cướp giật tài sản thì người phạm tội cướp giật tài sản có những hành vi sau:
 
Giật tài sản .
 
Có thể nói đặc trưng của tội cướp giật tài sản là hành vi giật, tức là giằng mạnh lấy tài sản về mình một cách nhanh chóng (ngay thức khắc). Chính vì hành vi giật tài sản đã bao gồm bản chất của tội cướp giật nên việc nhà làm luật không mô tả hành vi khách quan của tội cướp giật trong cấu thành cũng là điều dễ hiểu. Cũng tương tự như vậy, nhiều tội phạm đươc quy định trong bộ luật hình sự không mô tả hành vi khách quan của cấu thành, như tôi giết người, tội trộm cắp tài sản, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản...Nhưng chúng ta dễ nhận thấy bản chất của hành vi phạm tội.
 
Thông thường, hành vi giật tài sản một cách nhanh chóng đã tạo ra yếu tố bất ngờ với chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm về tài sản ( ngươi đang quản lý tài sản ) làm cho những người này không có khả năng giữ được tài sản đang quản lý.
Tuy nhiên trong một số trường hợp, người phạm tội muốn tạo ra yếu tố bất ngờ đối với chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản nhưng thủ đoạn phạm tội không làm cho chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản bị bất ngờ nên người phạm tội không thực hiện được hành vi giật tài sản.
Thực tiễn xét xử có nhiều trường hợp lúc đầu người phạm tội chỉ có ý định giật tài sản nhưng trong quá trình thực hiện hành vi giật, bị chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản chống cự  giữ lấy hoặc giằng lấy tài sản, nên người phạm tội đã có hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chiếm đoạt bằng được tài sản thì hành vi phạm tội không còn là hành vi cướp giật tài sản nữa mà hành vi này là hành vi cướp tài sản. Khoa học pháp lý coi trường hợp phạm tội này là sự chuyển hóa từ tội này sang tội cướp tài sản.
 
Hành vi giật tài sản của người phạm tội được thực hiện một cách công khai, tức là không có ý thực che dấu hành vi của mình với chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản và những người khác. Đây cũng là một đặc trưng để phân biệt với những trường hợp phạm tội khác như: hành vi trộm cắp, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản không có tính công khai, trắng trợn.
 
Tính công khai của hành vi cướp giật tài sản là công khai với chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản là bị giật chứ không phải công khai với chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản về thân phận của người phạm tội. Vì vậy, nếu người phạm tội thực hiện hành vi vào ban đêm hay có những thủ đoạn làm cho chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản không nhận được mặt như đeo mặt nạ, hóa trang.... thì hành vi phạm tội vẫn la hành vi cướp giật.
 
Để thực hiện hành vi cướp giật tài sản, người phạm tội có thể sử dụng nhiều thủ đoạn khác nhau như: lợi dụng chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản không chú ý, bất ngờ giật tài sản, lợi dụng chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản đang bị vướng mắc hoặc đang điều khiển phương tiện giao thông để giật tài sản... Trong các thủ đoạn mà người phạm tội sử dụng, có những thủ đoạn nếu không xem xét một cách toàn diện sẽ dễ bị nhầm lẫn với các tội phạm khác gần kề như tội cướp tài sản, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc cả tội trộm cắp tài sản. Thủ đoạn phạm tội cướp giật tài sản cũng chính là dấu hiệu đặc trưng để phân biệt với tội cướp giật tài sản với các tội phạm khác gần kề. Các thủ đoạn mà người phạm tội sử dụng dễ nhầm lẫn với hành vi phạm tội khác, thường là:
 
- Dùng thủ đoạn chen lấn, xô đẩy giữ tài sản để người này không chú ý đến tài sản nên A mới giật được tài sản rồi tẩu thoát, nếu chỉ căn cứ vào một vài hành vi tác động đến thân thể của chủ sở hữu thì có thể nhầm lẫn hành vi phạm tội cướp tài sản, thực chất trường hợp này A chỉ dùng thủ đoạn để cướp giật mà không có ý định đương đầu với chủ sở hữu.
 
- Lợi dụng chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản vướng mắc, không có khả năng đuổi bắt hoặc giằnh giật lại tài sản để chiếm đoạt tài sản như: lợi dụng người bán hàng đang bán hàng cho khách, người phạm tội đã lấy một gói hàng trong sạp rồi bỏ chạy, trường hợp phạm tội này dễ nhầm với hành vi công  nhiên chiếm đoạt tài sản.
 
- Người phạm tội có thể dùng thủ đoạn có vẻ như đe dọa chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản như: làm giả càn bộ quản lý thị trường đến kiểm tra rồi bất thần giật tài sản hoặc tạo điều kiện cho đồng phạm khác giật tài sản rồi tẩu thoát, trường hợp phạm tội này dễ nhầm với hành vi cưỡng đoạt tài sản.
 
- Người phạm tội có thể dùng thủ đoạn gian dối để tiếp cận gần chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản rồi giật tài sản của họ, như: vờ đổi mật gấu lấy nhẫn, khi người có nhẫn tháo nhẫn để trong lòng bàn tay để người phạm tội xem, lợi dụng người có nhẫn không để ý, người phạm tội đã lấy nhẫn rồi bỏ chạy, trường hợp phạm tội này dễ nhầm với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
 
- Người phạm tội có thể dùng thủ đoạn lén lút để tiếp cận chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản rồi bất ngờ giật tài sản của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản, như: bí mật đột nhập từ phía sau chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản đang ngồi nghỉ trong một chiếc ghế trong công viên, bất thần giật chiếc hoa tai của người này rồi bỏ chạy, trường hợp này dễ nhầm với hành vi trộm cắp tài sản.
 
Vấn đề đặt ra là chạy trốn có phải là dấu hiệu bắt buộc của tội cướp tài sản không ? Đây là vấn đề về lý luận cũng như thực tiễn còn có những quan điểm khác nhau:

- Quan điểm thứ nhất cho rằng, đặc điểm của tội cướp giật tài sản là người phạm tội hành động trong thế yếu, nếu không cỏ chạy thì sẽ bị bắt ngay, nên dấu hiệu chạy trốn phải là dấu hiệu bắt buộc, nếu người phạm tội không tẩu thoát thì không cấu thành tội cướp giật.
 
- Quan điểm thứ hai cho rằng, chạy trốn là đặc trưng của hành vi phạm tội cướp tài sản nhưng nó không phải là dấu hiệu bắt buộc, vì thực tiễn xét xử cho thấy nhiều trường hợp người phạm tội sau khi giật được tài sản đã không chạy trốn mà có thể đứng lại tại chỗ hoặc bỏ đi một cách bình thường nhưng người bị hại không thể đuổi bắt hoặc giật lại tài sản.
 
Như vậy, chạy trốn chỉ là một đặc trưng của tội cướp giật tài sản chứ không phải là dấu hiệu bắt buộc, người phạm tội có chạy trốn hay không còn phải tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, nếu như trong hoàn cảnh nhất định người phạm tội không cần chạy trốn mà vẫn không bị bắt thì họ không cần chạy trốn vẫn không bị lộ tung tích của mình.

Tội xâm phạm sở hữu
Hỏi đáp mới nhất về Tội xâm phạm sở hữu
Hỏi đáp Pháp luật
Tội bắt cóc trẻ em để tống tiền bị phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định mới nhất năm 2023?
Hỏi đáp pháp luật
Vô ý làm cháy cây xăng có phạm tội không?
Hỏi đáp pháp luật
Sử dụng điện chống trộm gây chết người
Hỏi đáp pháp luật
Đánh nhau vô tình gây chết người.
Hỏi đáp pháp luật
Bị chạn đánh, đánh lại gây chết người
Hỏi đáp pháp luật
Đi hòa giải dẫn đến chết người
Hỏi đáp pháp luật
Hành vi giăng bẫy điện chống trộm dẫn đến chết người thì bị xử tội gì?
Hỏi đáp pháp luật
Bật cầu dao điện gây chết người
Hỏi đáp pháp luật
Đi cùng nhóm bạn đánh nhau gây chết người thì xử lý như thế nào
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội xâm phạm sở hữu
Thư Viện Pháp Luật
699 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tội xâm phạm sở hữu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tội xâm phạm sở hữu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào