Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động công nhận tổ chức đánh giá sự phù hợp
Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động công nhận tổ chức đánh giá sự phù hợp được quy định tại Điều 22 Nghị định 107/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp như sau:
1. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ:
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp nhận hồ sơ đăng ký hoạt động công nhận tổ chức đánh giá sự phù hợp.
2. Trường hợp cấp mới, hồ sơ gồm:
a) Đơn đăng ký hoạt động công nhận theo Mẫu số 11 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ;
c) Hệ thống tài liệu (tài liệu, quy trình đánh giá và các tài liệu khác liên quan) đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn tương ứng quy định tại Điều 21 Nghị định này;
d) Thuyết minh về cơ cấu tổ chức và trách nhiệm của từng vị trí trong cơ cấu tổ chức;
đ) Bản kế hoạch thực hiện hoặc kết quả thực hiện chương trình thử nghiệm thành thạo, so sánh liên phòng; danh sách các tổ chức thử nghiệm thành thạo được tổ chức công nhận thừa nhận đối với chương trình công nhận đăng ký;
e) Bằng chứng chứng minh về việc đáp ứng yêu cầu và điều kiện của tổ chức công nhận khu vực hoặc quốc tế, cụ thể như sau:
Trường hợp tổ chức công nhận là thành viên ký kết thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau kết quả đánh giá sự phù hợp của các tổ chức công nhận khu vực hoặc quốc tế, tổ chức công nhận nộp tài liệu chứng minh việc ký kết thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau này kèm theo chương trình công nhận;
Trường hợp tổ chức công nhận chưa là thành viên ký kết thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau kết quả đánh giá sự phù hợp của các tổ chức công nhận khu vực hoặc quốc tế, tổ chức công nhận nộp bản cam kết xây dựng năng lực đáp ứng các yêu cầu và điều kiện của tổ chức công nhận khu vực hoặc quốc tế để trở thành thành viên ký kết tham gia thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau của các tổ chức này trong vòng 03 năm kể từ khi thành lập;
g) Danh sách chuyên gia đánh giá trưởng, chuyên gia đánh giá, chuyên gia kỹ thuật theo Mẫu số 12 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và kèm theo các tài liệu gồm: Bản sao Quyết định tuyển dụng hoặc Hợp đồng lao động; bản sao chứng chỉ đào tạo (chuyên môn, hệ thống quản lý) tương ứng, kinh nghiệm công tác và tài liệu chứng minh kinh nghiệm đánh giá thực tế đối với từng chuyên gia;
h) Mẫu quyết định công nhận, chứng chỉ công nhận và dấu (logo) công nhận của tổ chức.
3. Trường hợp cấp bổ sung, sửa đổi, hồ sơ gồm:
a) Đơn đăng ký bổ sung, sửa đổi hoạt động công nhận theo Mẫu số 14 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp;
c) Các tài liệu chứng minh yêu cầu bổ sung, sửa đổi.
4. Trường hợp cấp lại, hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 15 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chính Giấy chứng nhận bị hư hỏng (nếu có) đối với trường hợp Giấy chứng nhận bị hư hỏng.
5. Trước khi Giấy chứng nhận hết thời hạn hiệu lực 60 ngày, nếu có nhu cầu tiếp tục tham gia hoạt động công nhận, tổ chức công nhận lập 01 bộ hồ sơ như đối với trường hợp cấp mới quy định tại khoản 2 Điều này và gửi về Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Trên đây là quy định về hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động công nhận tổ chức đánh giá sự phù hợp. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 107/2016/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?