Quyền và nghĩa vụ của cử tri khi bỏ phiếu trưng cầu ý dân

Quyền và nghĩa vụ của cử tri khi bỏ phiếu trưng cầu ý dân được quy định như thế nào? Em tên là Trần Anh Thư, 20 tuổi. Hiện đang là sinh viên năm 2 Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM. Em đang có một vấn đề thắc mắc rất mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập: Quyền và nghĩa vụ của cử tri khi bỏ phiếu trưng cầu ý dân được quy định ra sao? Rất mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn. Email của em là thu***@gmail.com.

Quyền và nghĩa vụ của cử tri khi bỏ phiếu trưng cầu ý dân đã được quy định cụ thể tại Điều 39 Luật Trưng cầu ý dân 2015.

Theo đó, quyền và nghĩa vụ của cử tri khi bỏ phiếu trưng cầu ý dân được quy định như sau:

1. Bỏ phiếu trưng cầu ý dân là quyền và nghĩa vụ của cử tri; mọi cử tri có trách nhiệm tham gia đầy đủ.

2. Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu trưng cầu ý dân.

3. Cử tri phải tự mình bỏ phiếu trưng cầu ý dân, không được nhờ người khác bỏ phiếu thay, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này. Khi bỏ phiếu trưng cầu ý dân, cử tri phải xuất trình thẻ cử tri.

4. Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu trưng cầu ý dân được thì Tổ trưng cầu ý dân mang hòm phiếu phụ và phiếu trưng cầu ý dân đến chỗ ở, chỗ điều trị của cử tri để cử tri nhận phiếu trưng cầu ý dân và thực hiện việc bỏ phiếu. Đối với cử tri là người đang bị tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc mà trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc không thành lập khu vực bỏ phiếu riêng hoặc cử tri là người đang bị tạm giữ tại nhà tạm giữ thì Tổ trưng cầu ý dân mang hòm phiếu phụ và phiếu trưng cầu ý dân đến trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc để cử tri nhận phiếu và thực hiện việc bỏ phiếu trưng cầu ý dân.

5. Khi cử tri viết phiếu trưng cầu ý dân, không ai được xem, kể cả thành viên Tổ trưng cầu ý dân.

6. Nếu viết hỏng, cử tri có quyền đổi phiếu trưng cầu ý dân khác.

7. Cử tri không thể tự viết được phiếu trưng cầu ý dân thì có thể nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu trưng cầu ý dân của cử tri. Trường hợp cử tri vì khuyết tật mà không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.

8. Khi cử tri bỏ phiếu xong, Tổ trưng cầu ý dân có trách nhiệm đóng dấu “Đã bỏ phiếu” vào thẻ cử tri.

9. Mọi người phải tuân theo nội quy phòng bỏ phiếu trưng cầu ý dân.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về quyền và nghĩa vụ của cử tri khi bỏ phiếu trưng cầu ý dân. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Trưng cầu ý dân 2015.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
134 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào