Trách nhiệm của cơ quan trong thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân
Trách nhiệm của cơ quan trong thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân đã được quy định cụ thể tại Điều 34 Luật Trưng cầu ý dân 2015.
Theo đó, trách nhiệm của cơ quan trong thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân được quy định như sau:
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội chủ trì, phối hợp với Chính phủ chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân trong phạm vi cả nước; Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân ở địa phương.
2. Các cơ quan báo chí ở trung ương và địa phương có trách nhiệm tuyên truyền về trưng cầu ý dân, thông tin về tình hình tổ chức trưng cầu ý dân theo quy định của pháp luật, sự chỉ đạo của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp.
3. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và chính quyền địa phương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tham gia và tạo điều kiện cho công tác thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân ở cơ quan, tổ chức, đơn vị và địa phương mình.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trách nhiệm của cơ quan trong thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Trưng cầu ý dân 2015.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 15 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 15 tháng 2 năm 2025 là thứ mấy?
- Tiêu chuẩn và điều kiện bổ nhiệm Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập?
- Thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bị miễn nhiệm khi không hoàn thành nhiệm vụ không?
- Cách viết thư UPU lần thứ 54: Bức thư gửi loài người từ đại dương hay, ý nghĩa nhất?
- Ngày 14 tháng 2 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 14 tháng 2 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?