Sử dụng bằng giả bị xử lý như thế nào?
Trong các tội quy định trong Bộ luật hình sự 1999, Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 thì có một tội liên quan đến làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 267 Bộ luật hình sự 1999 như sau:
Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Dấu hiệu của tội làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức như sau:
- Chủ thể: Người từ đủ 16 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm dân sự, không rơi vào trường hợp bị mất năng lực hành vi dân sự khi thực hiện hành vi phạm tội.
- Hành vi: Chủ thể tội phạm này thực hiện một trong hai hành vi:
+ Hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ của cơ quan, tổ chức;
+ Hành vi sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân.
- Hậu quả: không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành cơ bản của tội phạm này, tức là người phạm tội chỉ cần thực hiện hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân là tội phạm đã hoàn thành.
- Lỗi: Chủ thể tội phạm này thực hiện với lỗi cố ý.
Như vậy, trong trường hợp này của bạn, việc bạn mua bằng là hành vi vi phạm quy định pháp luật. Tuy nhiên, bạn sử dụng bằng này không nhằm mục đích lừa dối cơ quan, tổ chức vì bạn không hề biết bằng bạn đang sử dụng là bằng thật hay bằng giả. Do đó,bạn không phạm tội làm giả con dấu tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Trong trường hợp này, hình thức xử lý với bạn căn cứ khoản 5, khoản 7 Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính hành vi sử dụng bằng lái xe giả hay không:
Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
- Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia.
.......
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:
- Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc đã hết hạn sử dụng từ 06 (sáu) tháng trở lên;
- Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
- Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia
Do đó, trong trường hợp này, tùy vào xe của bạn có dung tích xi lanh là bao nhiêu để xác định mức phạt mà bạn phải nộp. Ngoài ra, bạn còn bị tịch thu giấy phép lái xe giả trong trường hợp này.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về xử lý khi sử dụng bằng giả. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật hình sự 1999 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?
- Đảo Phú Quốc có hình dạng gần giống như hình nào? Đảo Phú Quốc là đảo lớn nhất tỉnh Kiên Giang đúng không?
- Các trường hợp không được hoàn thuế GTGT dự án đầu tư từ ngày 01/7/2025?