Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan phải thi hành án hành chính
Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan phải thi hành án hành chính được quy định tại Điều 7 Nghị định 71/2016/NĐ-CP Quy định thời hạn, trình tự, thủ tục thi hành án hành chính và xử lý trách nhiệm đối với người không thi hành bản án, quyết định của Tòa án, theo đó:
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cá nhân là người phải thi hành án có trách nhiệm:
1. Tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án; chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật và trước người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp về việc để xảy ra chậm thi hành án, không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án tại cơ quan, tổ chức do mình là người đứng đầu.
2. Xử lý kỷ luật đối với cá nhân thuộc phạm vi quản lý có hành vi chậm thi hành án, không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án.
3. Xem xét xử lý trách nhiệm đối với người phải thi hành án theo kiến nghị của cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan quản lý nhà nước về thi hành án hành chính và thông báo kết quả giải quyết cho cơ quan đã kiến nghị trong thời hạn 05 ngày làm việc.
Trên đây là quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan phải thi hành án hành chính. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 71/2016/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tháng 11 dương lịch là tháng mấy âm lịch 2024? Dương lịch Tháng 11 2024 có bao nhiêu ngày?
- Tải Phụ lục Nghị định 15 2021 file word cập nhật mới nhất 2024?
- Ủy ban nhân dân có viết hoa không? Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân huyện như thế nào?
- Dịch vụ công tác xã hội cung cấp các dịch vụ chăm sóc, can thiệp, phục hồi và hỗ trợ phát triển gồm những dịch vụ nào?
- Công chức có được là thành viên của quỹ tín dụng nhân dân khi làm việc trên cùng địa bàn hoạt động của quỹ TDND không?