Ai có quyền cấp phép quảng cáo?
Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.
Căn cứ Điều 17 Luật quảng cáo 2012 quy định về phương tiện quảng cáo gồm:
- Báo chí.
- Trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác.
- Các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác.
- Bảng quảng cáo, băng-rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn hình chuyên quảng cáo.
- Phương tiện giao thông.
- Hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hoá, thể thao.
- Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo; vật thể quảng cáo.
- Các phương tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp luật.
Điều kiện quảng cáo theo Điều 20 Luật quảng cáo 2012 như sau:
- Quảng cáo về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Quảng cáo cho các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải có các tài liệu chứng minh về sự hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
- Quảng cáo tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản.
- Quảng cáo cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thì đảm bảo điều kiện theo Điều 20 Luật quảng cáo 2012.
Trong trường hợp của bạn bạn không nói rõ phương tiện bạn sử dụng quảng cáo là gì nên không thể xác định cụ thể thẩm quyền cho phép bạn thực hiện thủ tục quảng cáo là ai. Chẳng hạn quảng cáo trên bảng quảng cáo, trên băng rôn, biển hiệu...thì thông báo tới Sở văn hóa - thể thao và du lịch.
Mặt khác, căn cứ Điều 5 Luật quảng cáo 2012 và Điều 28 Nghị định 181/2013/NĐ-CP quy định trách nhiệm quản lý nhà nước trong hoạt động quảng cáo:
- Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo.
- Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo trên địa bàn theo thẩm quyền, có các nhiệm vụ sau đây:
+ Cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài;
+ Tổ chức xây dựng, phê duyệt và chỉ đạo thực hiện quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn;
- Tổ chức, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về quảng cáo tại địa phương;
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ về quảng cáo tại địa phương;
- Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về hoạt động quảng cáo theo thẩm quyền;
- Báo cáo định kỳ việc quản lý hoạt động quảng cáo trên địa bàn gửi về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước ngày 31 tháng 12 hằng năm và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, bạn cần lưu ý thêm, hiện tại các quy định về hoạt động quảng cáo ngoài trời còn thực hiện theo các quyết định riêng của UBND cấp tỉnh. Theo đó, bạn có thể xác định nơi bạn đang quảng cáo thuộc địa phận tỉnh, thành phố nào để có cơ sở xác định thẩm quyền.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thẩm quyền cấp phép quảng cáo. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật quảng cáo 2012 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?