Gây thiệt hại sức khỏe của người khác bồi thường thế nào?
Theo quy định tại Điều 46 Bộ luật dân sự 2005, công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Theo đó:"Cá nhân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.Việc vào chỗ ở của một người phải được người đó đồng ý". Hơn nữa, Bộ luật dân sự 2005 cũng quy định công dân có quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể tại Điều 32.
Như vậy, việc người khác xâm phạm bất hợp pháp chỗ ở của gia đình bạn và đe dọa gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và thân thể là trái với quy định của pháp luật. Bạn hoàn toàn có quyền tự bảo vệ quyền của mình và gia đình trong trường hợp này.Tuy nhiên ở đây, bạn là người gây thương tích và gây thiệt hại cho người khác. Nếu như hai bên xảy ra tranh chấp bằng vũ lực thì hành vi của bạn là hành vi gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng.
Điều 15 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về phòng vệ chính đáng như sau:
"1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm"
Như vậy trong trường hợp này nếu hai bên xảy ra xung đột, bạn vì bảo vệ quyền và lợi ích của mình và của người khác mà chống trả một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm quyền lợi ích của bạn thì bạn hoàn toàn không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, bạn chỉ phải bồi thường thiệt hại trong phạm vi vượt quá giới hạn theo Điều 613 Bộ luật dân sự 2005. Theo đó:
"1. Người gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng không phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
2. Người gây thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải bồi thường cho người bị thiệt hại"
Theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009:
"2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự"
Như vậy trong trường hợp này, hành vi gây thiệt hại của bạn là phòng vệ chính đáng và bạn chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong phạm vi phần vượt quá giới hạn. Bạn có thể căn cứ vào điều này và tình hình thực tế của bạn để bảo vệ quyền và lợi ích của mình trong trường hợp này.
Trên đây là tư vấn về bồi thường thiệt hại khi gây tổn hại đến sức khỏe của người khác. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2005 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền sở hữu công nghiệp gồm các quyền nào?
- Từ 01/01/2025, bằng lái xe bị trừ hết điểm có phải thi lại không?
- Công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng thì thời gian này có tính để đánh giá xếp loại không?
- Từ 1/1/2025, tốc độ tối thiểu khi chạy xe trên đường cao tốc là 60 km/h?
- Trường hợp nào được áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất?