Xe cấp cứu không chở người bệnh, phạm luật bị xử lý ra sao?

Vào sáng 14/9, trên đường Lý Thường Kiệt (Hà Nội), một xe cứu thương liên tục hú còi ưu tiên rồi chạy sang làn đường ngược chiều, không lâu sau xe cứu thương này bị 1 chiếc ô tô hiệu KIA Morning chặn đầu. Ngay sau đó, người đàn ông trong ô tô KIA bước ra, chỉ tay và “dằn mặt” tài xế xe cứu thương. Hình ảnh này đã được ghi lại và chia sẻ gây chú ý trên các trang mạng xã hội. Có không ít ý kiến được đưa ra, xoay quanh việc tài xế xe KIA kiên quyết chặn đầu xe cứu thương. Một số các ý kiến đồng tình với hành động của tài xế KIA đó vì cho rằng người đàn ông này đi đúng luật. Bên cạnh đó, đa số các ý kiến đều tỏ ra bức xúc, chê trách và cho rằng, tài xế xe KIA đang thể hiện sự thiếu hiểu biết và cách ứng xử thiếu văn hóa khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, không ít người đặt ra nghi vấn nếu trên xe cứu thương không có bệnh nhân, việc tài xế vi phạm luật giao thông có bị xử lý hay không?

Xem quy định tại các điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 22 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì xe cứu thương khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.

Như vậy, có thể khẳng định khi di chuyển, xe cứu thương được ưu tiên khi đang chở bệnh nhân cấp cứu; Đi đón bệnh nhân cấp cứu; Sử dụng trong trường hợp khẩn cấp phòng và dập tắt các dịch bệnh ở xa bệnh viện. 

Tuy nhiên, trong trường hợp trên, để xét khách quan nhất cũng cần phải xem xét đến khả năng xe cứu thương có thực sự làm nhiệm vụ hay không và người lái xe Kia Morning kia có biết rõ là xe cứu thương có làm nhiệm vụ hay không?
 
Nếu có đủ căn cứ xác định tài xế xe Kia Morning chặn xe cứu thương là sai thì theo quy định pháp luật hiện hành cụ thể là Quy định tại Điểm d Khoản 5 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 (có hiệu lực từ 01/8/2016) của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt tài xé Kia Morning có thể bị xử phạt như sau:
 
Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ: Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
 
Trong trường hợp xe cứu thương sử dụng tín hiệu ưu tiên không đúng, căn cứ vào Điểm e Khoản 2 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 (có hiệu lực từ 01/8/2016) của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, tài xế xe cứu thương có thể bị xử phạt như sau:
 
Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.
 
Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong trường hợp: Xe được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên không đúng quy định; Sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên mà không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp; Có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không còn giá trị sử dụng theo quy định.
 
Đồng thời ngoài việc bị xử phạt như trên, Nếu xe cứu thương không thực hiện nhiệm vụ mà vi phạm các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ thì sẽ có thể bị xem xét trách nhiệm phù hợp với từng hành vi vi phạm.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
420 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào