Xử lý khoản nợ của công ty trong kinh doanh
Trong trường hợp này bạn chỉ nêu ra căn cứ là A, B, C thành lập một pháp nhân và không hề nêu rõ là pháp nhân đó tồn tại theo loại hình doanh nghiệp nào. Việc xác định pháp nhân đó tồn tại dưới loại hình doanh nghiệp nào đóng một vai trò quan trọng để xác định trách nhiệm mỗi các nhân ( A, B, C ) đối với số nợ 5 tỉ của doanh nghiệp. Như vậy, để xác định được một cách chính xác trách nhiệm của từng thành viên đối với doanh nghiệp như thế nào thì chúng ta sẽ phải chia ra thành từng trường hợp khác nhau.
Thứ nhất, trong trường hợp pháp nhân đó tồn tại dưới loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
Tại Điều 51 Luật doanh nghiệp 2014 nghĩa vụ của thành viên có quy định "Góp đủ, đúng hạn số vốn đã cam kết và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 48 của Luật này".
Trong câu hỏi của anh (chị ) có đưa ra thì A góp 2 tỷ còn B và C cùng góp 500 triệu, theo quy định nêu trên thì các thành viên đều phải chịu trách nhiệm các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản trong phạm vi vốn đã góp. Như vậy tương ứng với số nợ đã góp thì A, B, C sẽ phải chịu trách nhiệm bằng tỉ lệ số vốn của từng người góp vào công ty.
Thứ hai, trong trường hợp pháp nhân đó tồn tại dưới dạng công ty cổ phần.
Quy định về nghĩa vụ cổ đông tại Điều 110 Luật doanh nghiệp 2014 về công ty cổ phần: Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Như vậy, cũng giống như đối với công ty trách nhiệm hữu hạn thì các cổ đông có trách nhiệm với công ty trong phạm vi vốn đã góp.
Thứ ba, trong trường hợp pháp nhân đó tồn tại dưới hình thức công ty hợp danh.
Điều 172 Luật doanh nghiệp 2014 có quy định “ Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty”. Khác với hai loại hình doanh nghiệp trên thì thành viên công ty hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của mình nghĩa là ngoài phạm vi số vốn đã góp thì các thành viên của công ty còn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng số tài sản của mình. Trong trường hợp này số vón góp được của A, B, C là 3 tỷ nhưng số nợ lên đến 5 tỉ nghĩa là 4 tỷ còn lại A, B, C liên đới cùng nhau thực hiện nghĩa vụ của mình với công ty bằng tài sản riêng của mỗi người.
Trên đây là tư vấn về xử lý khoản nợ của công ty trong kinh doanh. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật doanh nghiệp 2014 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?