Quy định về việc dán tem phụ trên hàng hóa
Tại Việt Nam, hiện nay việc sử dụng mã số mã vạch không bắt buộc mà tùy theo nhu cầu của người sử dụng khi thấy cần phải sử dụng mã số mã vạch để tạo thuận lợi cho công tác quản lý, kinh doanh của mình.
Trong trường hợp này công ty của bạn đã đăng kí thương hiệu và được bảo hộ tại Việt Nam, công ty Nhật Bản gia công sản phẩm để công ty bạn đóng vào vỏ hộp và đóng thùng tại Việt Nam, như vậy bạn hoàn toàn có thể sử dụng mã vạch của công ty mình (đã được đăng kí theo mã vạch doanh nghiệp) để in trực tiếp lên đối tượng cần quản lý như vật phẩm, các thùng hàng để giao nhận hay vận chuyển.
Căn cứ Khoản 3 Điều 9 Nghị định 89/2006/NĐ-CP có quy định: “Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hoá. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc”.
Như vậy bạn phải dán tem phụ để thể hiện các nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và vẫn giữ nguyên nhãn gốc bằng tiếng Nhật Bản (nếu có). Vị trí của nhãn hàng hóa được quy định tại Điều 6 Nghị định 89/2006/NĐ-CP như sau:
"1. Nhãn hàng hoá phải được gắn trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hoá.
2. Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn và nhãn phải trình bày đầy đủ nội dung bắt buộc.
3. Trường hợp không thể thể hiện tất cả nội dung bắt buộc trên nhãn thì:
a) Các nội dung: tên hàng hoá; tên tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá; định lượng; ngày sản xuất; hạn sử dụng; xuất xứ hàng hoá phải được ghi trên nhãn hàng hoá;
b) Những nội dung bắt buộc khác phải được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hoá và trên nhãn hàng hoá phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.
Về trách nhiệm ghi nhãn: Tại khoản 3 Điều 10 quy định “Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam mà nhãn gốc không phù hợp với quy định của Nghị định này thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải ghi nhãn phụ theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Nghị định này trước khi đưa ra lưu thông và phải giữ nguyên nhãn gốc”.
Các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên trên nhãn hàng hóa được quy định tại Điều 12 Nghị định 89/2006/NĐ-CP.
Trên đây là tư vấn về quy định về việc dán tem phụ trên hàng hóa. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 89/2006/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?