Trường hợp nào phải thuê tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng?
Căn cứ Điều 21 Nghị định 59/2015/NĐ-CP quy định trường hợp chủ đầu tư thực hiện quản lý dự án như sau:
"1. Chủ đầu tư sử dụng tư cách pháp nhân của mình và bộ máy chuyên môn trực thuộc để trực tiếp quản lý đối với dự án cải tạo, sửa chữa, nâng cấp công trình xây dựng quy mô nhỏ có tổng mức đầu tư dưới 5 (năm) tỷ đồng, dự án có sự tham gia của cộng đồng và dự án có tổng mức đầu tư dưới 2 (hai) tỷ đồng do Ủy ban nhân dân cấp xã làm chủ đầu tư.
2. Cá nhân tham gia quản lý dự án làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và phải có chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với công việc đảm nhận. Chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực để giám sát thi công và tham gia nghiệm thu hạng mục, công trình hoàn thành. Chi phí thực hiện dự án phải được hạch toán riêng theo quy định của pháp luật."
Theo quy định trên, đối với dự án cải tạo, sữa chữa, nâng cấp công trình xây dựng quy mô nhỏ có tổng mức đầy tư dưới 5 tỷ đồng, dự án có sự tham gia của cộng đồng và dự án có tổng mức đầu tư dưới 2 tỷ đồng do Ủy ban nhân dân cấp xã làm chủ đầu tư thì chủ đầu tư sẽ tự thực hiện quản lý dự án do quy mô của những dự án này có giá trị nhỏ. Việc quy định như vậy không đồng nghĩa với việc những dự án trên 5 tỷ thì phải bắt buộc thuê tư vấn quản lý dự án.
Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 59/2015/NĐ-CP có quy định về trường hợp thuê tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng như sau:
“1. Trường hợp Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực không đủ điều kiện năng lực để thực hiện một số công việc quản lý dự án đầu tư xây dựng thì được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định này để thực hiện.
2. Đối với các doanh nghiệp là thành viên của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước nếu không đủ điều kiện năng lực để quản lý dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước ngoài ngân sách hoặc vốn khác thì được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định này để thực hiện.
3. Tổ chức tư vấn quản lý dự án có thể đảm nhận thực hiện một phần hoặc toàn bộ các nội dung quản lý dự án theo hợp đồng ký kết với chủ đầu tư.
4. Tổ chức tư vấn quản lý dự án được lựa chọn phải thành lập văn phòng quản lý dự án tại khu vực thực hiện dự án và phải có văn bản thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của người đại diện và bộ máy trực tiếp quản lý dự án gửi chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan.
5. Chủ đầu tư có trách nhiệm giám sát việc thực hiện hợp đồng tư vấn quản lý dự án, xử lý các vấn đề có liên quan giữa tổ chức tư vấn quản lý dự án với các nhà thầu và chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện dự án.”
Như vậy, việc thuê tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng không phụ thuộc vào giá trị của dự, nếu Ban quản lý dự án chuyên nghành; Ban quản lý dự án khu vực hoặc Doanh nghiệp là thành viên của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước mà không có đủ điều kiện năng lực để quản lý dự án đầu tư xây dựng thì được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng. Nếu công ty bạn có đủ khả năng để quản lý dự án này thì công ty bạn không phải tư vấn quản lý dự án.
Trên đây là tư vấn về trường hợp phải thuê tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 59/2015/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?