Kiểm soát an ninh hàng không đối với tàu bay và khai thác tàu bay
Việc kiểm soát an ninh hàng không đối với tàu bay và khai thác tàu bay đã được quy định cụ thể tại Điều 11 Nghị định 92/2015/NĐ-CP về an ninh hàng không.
Theo đó, việc kiểm soát an ninh hàng không đối với tàu bay và khai thác tàu bay được quy định như sau:
1. Trước mỗi chuyến bay, người khai thác tàu bay phải tổ chức kiểm tra an ninh bên trong và bên ngoài tàu bay nhằm phát hiện những vật phẩm nguy hiểm, người và vật nghi ngờ.
2. Khi hành khách rời khỏi tàu bay tại bất cứ điểm dừng nào của chuyến bay, người khai thác tàu bay phải kiểm tra lại để bảo đảm hành khách đã xuống khỏi tàu bay và không để lại hành lý hoặc bất cứ vật gì trên tàu bay.
3. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay tổ chức giám sát, bảo vệ tàu bay bằng các biện pháp thích hợp khi tàu bay đỗ tại sân bay. Tại sân bay chuyên dùng không có lực lượng kiểm soát an ninh hàng không hoặc tàu bay đỗ ngoài sân bay, người khai thác tàu bay chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, bảo vệ tàu bay, ngăn chặn việc đưa người, đồ vật trái phép lên tàu bay.
4. Cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay phải tổ chức giám sát an ninh hàng không, bảo vệ tàu bay trong suốt quá trình sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay tại cơ sở.
5. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không của các hãng hàng không Việt Nam phải tổ chức kiểm soát việc tuân thủ các quy định về an ninh hàng không; đánh giá việc đáp ứng các tiêu chuẩn về an ninh hàng không của cảng hàng không, sân bay, của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không liên quan; tổ chức kiểm tra an ninh đối với hành khách, hành lý, hàng hóa bằng biện pháp thích hợp đối với hoạt động khai thác tàu bay của hãng bên ngoài khu vực cảng hàng không, sân bay.
6. Trong thời gian tàu bay đang bay, người chỉ huy tàu bay chịu trách nhiệm bảo đảm an ninh, duy trì trật tự, kỷ luật của chuyến bay; áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn cho chuyến bay; phối hợp với nhân viên an ninh trên không được bố trí trên chuyến bay để thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh thích hợp; bàn giao vụ việc, người vi phạm, tang vật cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi tàu bay hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay.
7. Ngay khi nhận được thông tin đe dọa liên quan đến an ninh, an toàn của tàu bay, chuyến bay, người khai thác tàu bay phải thông báo kịp thời cho lực lượng khẩn nguy sân bay tại cảng hàng không, sân bay liên quan và thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn cho chuyến bay.
8. Thành viên tổ bay có trách nhiệm tuân thủ mệnh lệnh, sự chỉ huy, điều hành của người chỉ huy tàu bay; thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh hàng không, duy trì trật tự, kỷ luật của chuyến bay.
9. Trường hợp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định chuyến bay có khả năng xảy ra hành vi can thiệp bất hợp pháp hoặc theo yêu cầu của quốc gia nơi tàu bay đến, lực lượng an ninh trên không phải được bố trí trên chuyến bay đó.
10. Lực lượng an ninh trên không thuộc tổ chức, biên chế của Bộ Công an. Chi phí cho việc bố trí nhân viên an ninh trên không trên chuyến bay do người khai thác tàu bay đảm bảo.
11. Nhân viên an ninh trên không được trang bị và sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ thích hợp; chịu sự chỉ huy chung của người chỉ huy tàu bay. Khi xảy ra hành vi can thiệp bất hợp pháp trên chuyến bay, nhân viên an ninh trên không hành động theo Quy tắc do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc kiểm soát an ninh hàng không đối với tàu bay và khai thác tàu bay. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Nghị định 92/2015/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?