Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức
Theo quy định tại Điều 267 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi bổ sung 2009) về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức:
"1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bốn năm đến bảy năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng."
Đồng thời, theo quy định tại Điều 23 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi bổ sung 2009) về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự:
"1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) Năm năm đối với các tội phạm ít nghiêm trọng;
b) Mười năm đối với các tội phạm nghiêm trọng;
c) Mười lăm năm đối với các tội phạm rất nghiêm trọng;
d) Hai mươi năm đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này người phạm tội lại phạm tội mới mà Bộ luật quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên một năm tù, thì thời gian đã qua không được tính và thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày phạm tội mới.
Nếu trong thời hạn nói trên, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã, thì thời gian trốn tránh không được tính và thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra tự thú hoặc bị bắt giữ."
Xét trên mức hình phạt mà Tòa án đã tuyên và khung hình phạt của tội làm giả giấy tờ được quy định tại khoản 1 Điều trên thì có thể thấy tội mà bố bạn phạm phải là tội ít nghiêm trọng (Điều 8 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009) nên thời hiệu khởi kiện sẽ là năm năm, tính từ thời điểm năm 2009 cho đến nay đã qua năm năm nên khi phát hiện ra việc bỏ sót một người bị hại thì người này cũng sẽ không có quyền khởi kiện yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự, ngoài ra còn do nguyên tắc không xét xử hai lần đối với một hành vi phạm tội của Bộ luật hình sự nên cũng sẽ khẳng định điều này, người bị hại sẽ chỉ có quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại theo thủ tục tố tụng dân sự, căn cứ quy định tại Điều 604 Bộ luật dân sự 2005 về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
"1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó."
Trên đây là tư vấn về xử lý tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật hình sự 1999 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra hình sự Công an cấp huyện như thế nào?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?