Cho người yêu mượn xe không đòi lại được phải làm thế nào?
Tại Bộ luật hình sự 1999 được sửa đổi bởi Bộ luật hình sự sửa đổi 2009 có quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau:
Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưnggây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
đ) Tái phạm nguy hiểm;
e) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.
Theo thông tin bạn trình bày người yêu bạn có mượn xe của bạn và nói rằng mượn xe đi làm, nhưng đã đi được ba hôm và không thấy về, bạn kiểm tra lại giấy tờ xe thì không thấy, bạn liên hệ điện thoại thì không được. Căn cứ theo thông tin bạn trình bày thì người yêu bạn mượn xe mang đi mà không trả lại xe cho bạn thì có dấu hiệu của Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung 2009. Bây giờ bạn cần tìm cách liên hệ với người yêu thông qua người thân trong gia đình, nếu không thể liên hệ được thì bạn cần làm đơn Tố cáo về hành vi của người yêu bạn và gửi đến Công an cấp huyện để được xác minh và giải quyết.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 140 Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung 2009 thì đối với hành vi mượn xe và bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản (chiếc xe có giá trị khoảng 40 triệu đồng) thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về xử lý khi đòi lại xe khi cho người yêu mượn mà không trả. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung 2009 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?
- Đảo Phú Quốc có hình dạng gần giống như hình nào? Đảo Phú Quốc là đảo lớn nhất tỉnh Kiên Giang đúng không?
- Các trường hợp không được hoàn thuế GTGT dự án đầu tư từ ngày 01/7/2025?