Hành vi khách quan của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản?

Hành vi khách quan của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản?

 Do đặc điểm của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, nên người phạm tội chỉ có một hành vi khách quan duy nhất là " chiếm đoạt ", nhưng chiếm đoạt bằng hình thức công khai, với thủ đoạn lợi dụng sơ hở của người quản lý tài sản hoặc lợi dụng hoàn cảnh khách quan khác như: thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh... Mặc dù tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là tội phạm chưa được các nhà khoa học nghiên cứu nhiều, nhưng qua một số trường hợp thực tiễn xét xử chúng ta có thể thấy  một số trường hợp công nhiên chiếm đoạt tài sản sau:
 
- Người phạm tội lợi dụng sơ hở, vướng mắc của người quản lý tài sản để công nhiên chiếm đoạt tài sản của họ.
 
- Người phạm tội lợi dụng hoàn cảnh khách quan như: thiên tai, hỏa hoạn, bị tai nạn, đang có chiếm sự để chiếm đoạt tài sản. Những hoàn cảnh cụ thể này không do người có tài sản gây ra mà do hoàn cảnh khách quan làm cho họ lâm vào tình trạng không thể bảo vệ được tài sản của mình, nhìn thấy người phạm tội lấy tài sản mà không làm gì được. Ví dụ: trên quốc lộ 5A, đoạn Km 72+900 thuộc xã Phúc Thanh A, huyện Kim Môn, Tỉnh Hải Hưng (cũ) xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa xe ô tô mang biển kiểm soat 15K-15-87 với xe mô tô hai bánh mang biển kiểm soát 34-457HN làm anh Đỗ Đức Thịnh, người điều khiển xe mô tô chết tại chỗ và anh Nguyễn Chí Kiên ngồi sau xe bị thương nặng, cả hai anh đều là cán bộ Ngân Hàng thương mại cổ phần hàng hải - Hải Phòng, có nhiệm vụ đem 2kg vàng về Hải Dương thuê gia công đồ trang sức, do tai nạn mà 2kg vàng đã bị mất. Sau khi sự việc xảy ra. Cơ quan điều tra đã phát hiện Đỗ Văn Họa và Nho Văn Mạnh là thủ phạm chiếm đoạt số vàng trong hoàn cảnh mọi người đang lo cấp cứu nạn nhân. Trường hợp của Họa và Mạnh cũng là trường hợp công nhiên chiếm đoạt tài sản, nhưng là một trường hợp rất dễ nhầm lẫn với tội trộm cắp tài sản hoặc chiếm giữ trái phép tài sản. Trong nhân dân, loại hành vi như Họa và Mạnh được coi là hành vi " Hôi của " thường xảy ra ở nơi bị hỏa hoạn, trong khi mọi ngươi đang lo cứu nhà bị cháy thì có thể chạy vào nhà lấy tài sản của người chủ nhà bị cháy đem về nhà mình cất giấu
 
Thực tiễn xét xử cho thấy còn loại hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản, nhưng là một trường hợp rất dễ bị nhầm lẫn với các tội trộm cắp tài sản hoặc hiếm giữ trái phép tài sản, nhưng lại chiếm đoạt sau khi đã thực hiện hành vi phạm tội khác (thông thường là hành vi phạm tội giết người, cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác, hiếp dâm, cưỡng dâm). Đây cũng là loại hành vi mà nhiêu người lầm tưởng đó là hành vi cướp tài sản vì nó được thực hiện sau khi đã thực hiện hành vi dùng vũ lực.
 
Tính chất công khai trắng trợn tuy không phải là hành vi khách quan, nhưng lại là một đặc điểm cơ bản, đặc trưng đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản. Đây là dấu hiệu chủ yếu để phân biệt tội công nhiên chiếm đoạt tài sản với tội trộm cắp tài sản, nếu chiếm đoạt tài sản một cách lén lút mà người quản lý tài sản không biết thì là hành vi trộm cắp. Công nhiên chiếm đoạt tài sản trước hết là công nhiên với chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản, sau đó là công nhiên với mọi người xung quanh. Tuy nhiên, đối với người xung quanh, người phạm tội có thể có những thủ đoạn gian dối, lén lút để tiếp cận tài sản, nhưng khi chiếm đoạt, người phạm tội vẫn công khai, trắng trợn.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào