Cầm vũ khí vào nhà đánh người phạm tội gì?

Cháu xin tóm tắt sự việc như sau: tối mấy hôm trước lúc 9h tối. Có một đám thanh niên khoảng 20 người xông vào nhà cháu. Trên tay có cầm dao, kiếm, típ và các đồ vũ khí. Chúng nó xông vào nhà, có 5 thằng đứng khóa cổng không cho người vào. 15 thằng còn lại trực tiếp chạy vào nhà. Chúng nó đạp cửa từng phòng. Cụ cháu ở dưới tầng 1, 95 tuổi rồi ma chúng nó còn cầm dao hất chăn nên và thụi vào người cụ cháu 1 phát rồi bảo: "không thấy", 8 thằng còn lại giữ bà cháu không cho hét nên. 6 thằng nó kéo nhau nên tầng 2. Bố mẹ cháu vừa mở cửa ra thì chúng nó đã kì dao dạo vào đầu bố cháu. Cầm típ đánh bố cháu vào đầu. Bố mẹ cháu hoang mang không biết chuyện gì xảy ra ma chúng nó đánh người thế. Rồi có mấy thằng đập tivi. Quạt và cửa kính vỡ, mẹ cháu van xin rồi ôm bố cháu vì nghĩ con gái chúng nó không đánh và tránh cái chém của chúng nó. Nhưng mẹ cháu bị chúng nó đánh cho tím người. Gãy xương tay phải đi mổ và bị đánh vào đầu sưng nên. Bố bị chém vào tay nhưng bị hụt nên không sâu lắm. Cháu đang học ở trên tầng thì thấy ầm ầm cháu chạy xuống. Nhìn cảnh tượng ấy cháu khóc hét và bị mấy thằng nó cầm kiếm nói: im mồm không đâm chết, đúng lúc đấy ông cháu lên tầng, chúng nó còn bảo: giết chết cả nhà, rồi có mấy thằng canh cổng hét to: Rút. Chắc người dân họ biết từ trước tới giờ gia đình cháu, bố mẹ ông bà sống rất hiền lành, không xích mích với ai cả. Rồi gia đình cháu cũng gọi công an đến, mấy hôm sau chúng nó vẫn còn nhắn tin gọi điên dọa cả nhà cháu. Nó dạo gặp ai trong gia đình cháu sẽ giết và còn dọa cả bác cháu. Nó dọa cho công ty bác cháu không còn đường làm ăn. Cháu hoang mang quá. Nếu những việc này phải đi tù hay phạt thế nào ạ? Mong được sự phản hồi của cô chú. Cháu đang rất muốn biết. Cháu cảm ơn!

Trong trường hợp của bạn, Bạn cần tố cáo tới cơ quan công an cấp quận, huyện nơi bạn đang cư trú để tiến hành điều tra và xử lý vụ việc này. Và họ sẽ bị xử lý hình sự theo các quy định sau:

Thứ nhất, hành vi cầm típ đánh bố bạn vào đầu, đánh mẹ bạn tím người, gãy xương tay và phải đi mổ cấu thành Tội cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 như sau:

“Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Có tổ chức;

g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì  lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật  từ  61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

 4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.”

Thứ hai, Hành vi kè dao vào cổ của bố bạn và câu nói đe dọa bạn là “im mồm không đâm chết...” cầu thành tội đe dọa giết người theo quy định tại Điều 103, Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 như sau:

“Điều 103. Tội đe dọa giết người

1. Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Đối với nhiều người;

b) Đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

c) Đối với trẻ em;

d) Để che giấu hoặc trốn tránh  việc bị xử lý về một tội phạm khác.”

Thứ ba, Hành vi đập ti vi, quạt, cửa kính... của nhà bạn cấu thành tội hủy hoại tài sản theo quy định tại Điều 143, Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 như sau:

“Điều 143. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưnggây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

c) Gây hậu quả nghiêm trọng;

d) Để che giấu tội phạm khác;

đ) Vì lý do công vụ của người bị hại;

e) Tái phạm nguy hiểm;

g) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b)  Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b)  Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Trên đây là tư vấn về xử lý hành vi cầm vũ khí vào nhà đánh người. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật hình sự năm 1999 để nắm rõ quy định này.

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Người phạm tội
Thư Viện Pháp Luật
362 lượt xem
Người phạm tội
Hỏi đáp mới nhất về Người phạm tội
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn cấm cư trú đối với người phạm tội là bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho người phạm tội mới nhất năm 2023?
Hỏi đáp pháp luật
Người phạm tội là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Trường hợp nào được coi là hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội giết người?
Hỏi đáp pháp luật
Tội giết người mà liền trước đó người phạm tội đã phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì xử phạt như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Người không có quốc tịch Việt Nam phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam
Hỏi đáp pháp luật
Người nước ngoài phạm tội có bị xử lý?
Hỏi đáp pháp luật
Phạm tội với người chuyển đổi giới tính
Hỏi đáp pháp luật
Xử lý hình sự người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam
Hỏi đáp pháp luật
Người nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ Việt Nam thì có bị truy cứu TNHS theo BLHS Việt Nam không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Người phạm tội có thể đặt câu hỏi tại đây.

Tra cứu hỏi đáp liên quan
Người phạm tội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người phạm tội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào