Khi có tranh chấp thì xử lý hợp đồng bảo lãnh như thế nào?
Bảo lãnh là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, trong đó cá nhân hay tổ chức (gọi chung là người bảo lãnh) cam kết với bên có quyền là sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ nếu đến hạn thực hiện mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình.
Khi giao dịch dân sự có tranh chấp thì người thứ ba (tức là người đứng ra bảo lãnh) phải thực hiện nghĩa vụ của người được bảo lãnh nếu như người được bảo lãnh không có khả năng thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình. Tài sản là nhà đất và các tài sản khác đem ra bảo lãnh được đối trừ vào nghĩa vụ của bên được bảo lãnh.
Ví dụ: A dùng nhà đất và các tài sản trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của mình để bảo lãnh cho B vay tiền của ngân hàng. Đến thời hạn trả nợ, B không có khả năng thanh toán tiền gốc và tiền lãi, ngân hàng sẽ buộc A phải trả nợ thay cho B. Tức là ngân hàng có quyền được quản lý tài sản đã được A thế chấp, bảo lãnh cho B và có quyền phát mại để thanh toán khoản nợ của B với ngân hàng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?