Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong phòng, chống rửa tiền
Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong phòng, chống rửa tiền đã được quy định cụ thể tại Điều 37 Luật Phòng, chống rửa tiền 2012.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm trong phòng, chống rửa tiền như sau:
1. Chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống rửa tiền.
2. Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, kế hoạch về phòng, chống rửa tiền.
3. Tổ chức đầu mối theo quy định của Chính phủ để thu thập, xử lý và chuyển giao thông tin về hành vi rửa tiền cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, hồ sơ về các giao dịch và các thông tin khác theo quy định của Luật này nhằm phục vụ việc phân tích, chuyển giao thông tin về hành vi rửa tiền.
4. Thông báo kịp thời cho cơ quan phòng, chống khủng bố có thẩm quyền thông tin về hành vi rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố theo quy định của Luật này và pháp luật về phòng, chống khủng bố.
5. Thanh tra, giám sát hoạt động phòng, chống rửa tiền đối với đối tượng báo cáo thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối.
6. Hợp tác, trao đổi, cung cấp thông tin với các cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động thanh tra, giám sát, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án liên quan đến rửa tiền; trao đổi thông tin với cơ quan phòng, chống rửa tiền nước ngoài và các cơ quan, tổ chức nước ngoài khác theo quy định của pháp luật.
7. Thực hiện hợp tác quốc tế trong phòng, chống rửa tiền theo thẩm quyền, làm đầu mối tham gia, triển khai thực hiện nghĩa vụ của Việt Nam với tư cách thành viên các tổ chức quốc tế về phòng, chống rửa tiền.
8. Đào tạo đội ngũ cán bộ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cơ quan khác của Chính phủ, nhân viên của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và cá nhân, tổ chức khác về phòng, chống rửa tiền.
9. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin vào công tác phòng, chống rửa tiền.
10. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống rửa tiền.
11. Tổng hợp thông tin, định kỳ hàng năm báo cáo Chính phủ về phòng, chống rửa tiền trên lãnh thổ Việt Nam.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong phòng, chống rửa tiền. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Phòng, chống rửa tiền 2012.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?