Biện pháp xác minh thông tin nhận biết khách hàng nhằm phòng, chống rửa tiền
Biện pháp xác minh thông tin nhận biết khách hàng nhằm phòng, chống rửa tiền đã được quy định cụ thể tại Điều 11 Luật Phòng, chống rửa tiền 2012.
Theo đó, biện pháp xác minh thông tin nhận biết khách hàng nhằm phòng, chống rửa tiền được quy định như sau:
1. Đối tượng báo cáo sử dụng các tài liệu, dữ liệu để xác minh thông tin nhận biết khách hàng bao gồm:
a) Đối với khách hàng là cá nhân: chứng minh nhân dân, hộ chiếu còn thời hạn sử dụng và các giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền cấp;
b) Đối với khách hàng là tổ chức: Giấy phép hoặc quyết định thành lập; quyết định đổi tên gọi, chia tách, sáp nhập; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng thuê Tổng giám đốc (Giám đốc), Kế toán trưởng.
2. Đối tượng báo cáo có thể thông qua tổ chức, cá nhân khác đã hoặc đang có quan hệ với khách hàng; hoặc thông qua cơ quan quản lý hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác để thu thập thông tin và đối chiếu với thông tin khách hàng cung cấp.
3. Đối tượng báo cáo có thể thuê các tổ chức khác để xác minh thông tin nhận biết khách hàng. Trường hợp này đối tượng báo cáo phải bảo đảm tổ chức được thuê thực hiện đúng các quy định về nhận biết và cập nhật thông tin khách hàng quy định tại Điều 9 và Điều 10 của Luật Phòng, chống rửa tiền 2012 và chịu trách nhiệm về nhận biết và cập nhật thông tin khách hàng.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về biện pháp xác minh thông tin nhận biết khách hàng nhằm phòng, chống rửa tiền. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Phòng, chống rửa tiền 2012.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?