Các biện pháp phòng ngừa khủng bố thông qua quản lý hành chính về an ninh, trật tự
Các biện pháp phòng ngừa khủng bố thông qua quản lý hành chính về an ninh, trật tự đã được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 21 Luật Phòng, chống khủng bố 2013.
Theo đó, các biện pháp phòng ngừa khủng bố thông qua quản lý hành chính về an ninh, trật tự bao gồm:
a) Quản lý cư trú, tàng thư, căn cước công dân;
b) Quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ;
c) Thực hiện công tác cảnh vệ, bảo vệ các công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, công trình quốc phòng, khu quân sự, trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế trên lãnh thổ Việt Nam;
d) Tuần tra, kiểm soát, giám sát mục tiêu trọng điểm về an ninh, trật tự, sân bay, bến cảng, nhà ga, bến xe, cửa khẩu, khu vực biên giới và nơi tập trung đông người, nơi công cộng khác;
đ) Quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh;
e) Các biện pháp quản lý hành chính về an ninh, trật tự khác theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về các biện pháp phòng ngừa khủng bố thông qua quản lý hành chính về an ninh, trật tự. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tạị Luật Phòng, chống khủng bố 2013.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?