Nguyên tắc kiểm tra hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại cảng hàng không quốc tế
Nguyên tắc kiểm tra hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại cảng hàng không quốc tế được quy định tại Điều 4 Quy trình thủ tục hải quan đối với hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, hàng hóa do người xuất cảnh, nhập cảnh mang trong hành lý; giám sát hải quan tại cảng hàng không quốc tế ban hành kèm theo Quyết định 3280/QĐ-TCHQ quy định như sau:
1. Chi cục trưởng bố trí sơ đồ làm thủ tục đối với người xuất cảnh, người nhập cảnh như sau:
a) Luồng hành khách không phải khai báo hải quan (luồng xanh): áp dụng đối với người xuất cảnh, nhập cảnh không có hành lý thuộc diện phải khai hải quan và không phải thực hiện khai báo hải quan.
b) Luồng hành khách thuộc diện phải khai báo hải quan (luồng đỏ): áp dụng đối với người xuất cảnh, nhập cảnh có hành lý thuộc diện phải khai hải quan hoặc do công chức Hải quan phát hiện nghi vấn trong quá trình giám sát.
2. Kiểm tra hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thuộc diện phải khai báo hải quan, đối tượng trọng điểm, qua thực tế giám sát thấy có biểu hiện nghi vấn hoặc kiểm tra ngẫu nhiên và được thực hiện bằng hình thức kiểm tra theo quy định tại Quy trình này.
3. Việc kiểm tra hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thực hiện tại khu vực hoặc phòng kiểm tra của Chi cục Hải quan, nơi có đặt camera giám sát theo quy định của Tổng cục Hải quan.
4. Xác định đối tượng trọng điểm và khu vực trọng điểm, thời gian trọng điểm:
a) Căn cứ xác định đối tượng trọng điểm:
a.1) Thông qua Hệ thống quản lý rủi ro (Phiếu xác định thông tin trọng điểm đối với chuyến bay, đối tượng trọng điểm) để xác định đối tượng trọng điểm và hành lý của đối tượng trọng điểm cần kiểm tra, giám sát;
a.2) Thông tin từ các lực lượng chức năng liên quan cung cấp;
a.3) Qua thực tế giám sát của công chức;
a.4) Người xuất cảnh, nhập cảnh có hành lý phải khai báo theo quy định;
a.5) Kiểm tra đối tượng ngẫu nhiên;
b) Xác định khu vực trọng điểm:
b.1) Khu vực đảo hành lý tại sân đỗ;
b.2) Khu vực ống lồng và hành lang đi ra tàu bay hoặc vào nhà ga làm thủ tục;
b.3) Khu vực làm thủ tục hải quan;
b.4) Khu vực cách ly; khu vực hạn chế;
b.5) Khu vực đậu tại sân đỗ đối với tàu bay trọng điểm;
b.6) Khu vực khác theo quyết định của Chi cục trưởng tùy theo từng thời điểm và tình hình thực tế;
c) Xác định thời gian trọng điểm:
Căn cứ thời điểm tổ chức những sự kiện lớn của quốc gia như: ngày lễ, ngày kỷ niệm, Đại hội Đảng... xác định thời gian trọng điểm.
5. Mức độ, hình thức kiểm tra hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh:
a) Hình thức kiểm tra:
a.1) Không kiểm tra (sau đây gọi là K0);
a.2) Kiểm tra qua máy soi (sau đây gọi là K1);
a.3) Kiểm tra thực tế hành lý (sau đây gọi là K2);
a.4) Khám người trong trường hợp có căn cứ xác định người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh có hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới (sau đây gọi K3);
b) Mức độ soi chiếu:
b.1) Mức độ 1: Soi chiếu để phát hiện hành lý nghi vấn;
b.2) Mức độ 2: Soi chiếu xác định rõ nghi vấn.
Trên đây là quy định về nguyên tắc kiểm tra hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại cảng hàng không quốc tế.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 3280/QĐ-TCHQ năm 2016.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch nghỉ Tết nguyên đán 2025 dài hơn 02 ngày so với năm 2024?
- PCI là tên viết tắt tiếng Anh của chỉ số nào? Chỉ số PCI phản ánh về nội dung gì?
- 'Người tham gia giao thông phải có ý thức .., nghiêm chỉnh chấp hành ... giao thông,...' nội dung đầy đủ là gì?
- Từ 01/01/2025, lệ phí cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe là bao nhiêu?
- violympic.vn đăng nhập vào thi trên hệ thống Violympic năm học 2024 - 2025?