Cử người đại diện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung trong việc tiếp công dân
Việc cử người đại diện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung trong việc tiếp công dân đã được quy định cụ thể tại Điều 29 Luật Tiếp công dân 2013.
Theo đó, việc cử người đại diện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung trong việc tiếp công dân được quy định như sau:
Khi nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung tại nơi tiếp công dân thì người tiếp công dân yêu cầu những người này phải cử đại diện để trình bày nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh với người tiếp công dân (sau đây gọi chung là người đại diện). Người đại diện phải là người khiếu nại, người tố cáo, người kiến nghị, người phản ánh. Việc cử người đại diện phải thể hiện bằng văn bản có chữ ký của tất cả những người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
Trường hợp có từ năm đến mười người thì cử một hoặc hai người đại diện; trường hợp có trên mười người thì có thể cử thêm người đại diện, nhưng không quá năm người. Người đại diện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của việc đại diện và văn bản cử người đại diện.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc cử người đại diện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung trong việc tiếp công dân. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Tiếp công dân 2013.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu số 02c - Mẫu Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu năm 2025?
- Đất xây dựng công trình xử lý nước thải tại khu vực đô thị và nông thôn có được miễn tiền thuê đất hay không?
- Cây ATM có hoạt động vào dịp tết Nguyên đán 2025 không?
- Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới nhất là Luật nào?
- Có bắt buộc phải bố trí chỗ ăn ở cho lao động là người giúp việc gia đình không?