Phân loại, chuyển nội dung kiến nghị, phản ánh của công dân đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền
Việc phân loại, chuyển nội dung kiến nghị, phản ánh của công dân đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền đã được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 26 Luật Tiếp công dân 2013.
Theo đó, việc phân loại, chuyển nội dung kiến nghị, phản ánh của công dân đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền được quy định như sau:
a) Trường hợp kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình thì người tiếp công dân báo cáo người có thẩm quyền để nghiên cứu, xem xét, giải quyết hoặc phân công bộ phận nghiên cứu, xem xét, giải quyết;
b) Trường hợp kiến nghị, phản ánh không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình thì người tiếp công dân chuyển đơn hoặc chuyển bản ghi lại nội dung trình bày của người kiến nghị, phản ánh đến cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền để nghiên cứu, tiếp thu, xem xét, giải quyết.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc phân loại, chuyển nội dung kiến nghị, phản ánh của công dân đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Tiếp công dân 2013.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng cục Thuế giới thiệu các điểm mới tại Thông tư 86/2024/TT-BTC về đăng ký thuế?
- Có được thu tiền dạy thêm đối với học sinh lớp cuối cấp ôn thi trong trường không?
- Ngày 18 tháng 2 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Người lao động tạm ứng tiền lương vào ngày 18 tháng 2 2025 âm lịch có bị tính lãi không?
- Ngày 19 tháng 2 năm 2025 là thứ mấy? Ngày 19 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
- 1 năm có bao nhiêu rằm lớn? Các ngày rằm lớn trong năm là ngày gì?