Nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh khi đến nơi tiếp công dân
Nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh khi đến nơi tiếp công dân đã được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 7 Luật Tiếp công dân 2013.
Theo đó, người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh khi đến nơi tiếp công dân có nghĩa vụ sau đây:
a) Nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có);
b) Có thái độ đúng mực, tôn trọng đối với người tiếp công dân;
c) Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; ký hoặc điểm chỉ xác nhận những nội dung trình bày đã được người tiếp công dân ghi chép lại;
d) Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy tiếp công dân và hướng dẫn của người tiếp công dân;
đ) Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung thì phải cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
e) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khiếu nại, tố cáo của mình.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh khi đến nơi tiếp công dân. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Tiếp công dân 2013.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 15 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 15 tháng 2 năm 2025 là thứ mấy?
- Lịch thi HSA 2025 Hà Nội đợt thi 501, 502, 503, 504 chi tiết?
- Giá vàng ngày vía Thần Tài thế nào trong 10 năm qua? Muốn kinh doanh vàng miếng phải đáp ứng điều kiện gì?
- Năm 2025, che biển số xe tránh phạt nguội có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Tiêu chí xét tuyển lớp 6 năm 2025 TPHCM?