Không đến trụ sở giải quyết vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa mà tiếp tục điều khiển phương tiện thì bị xử phạt thế nào?
Hình thức xử phạt đối với trường hợp không đến trụ sở giải quyết vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa mà tiếp tục điều khiển phương tiện được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 43 Nghị định 132/2015/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa, theo đó:
Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi theo quy định. Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.
Trên đây là quy định về hình thức xử phạt đối với trường hợp không đến trụ sở giải quyết vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa mà tiếp tục điều khiển phương tiện. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 132/2015/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài vè về thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 ý nghĩa, hay nhất 2024?
- Lịch nghỉ Tết âm lịch 2025: Nghỉ liên tiếp 09 ngày đúng không?
- Công chức xin thôi việc theo nguyện vọng có được hưởng trợ cấp thôi việc không?
- Đỉnh Fansipan ở tỉnh nào? Fansipan cao bao nhiêu mét? Tỉnh Lào Cai đặt mục tiêu đến năm 2030 đón bao nhiêu triệu lượt khách du lịch?
- Bài phát biểu ngày 20 11 của phụ huynh mới nhất năm 2024?