Cầm cố tài sản và hiệu lực của việc cầm cố tài sản
Theo quy định hiện hành tại Bộ luật dân sự 2015 thì quy định về việc cầm cố tài sản và hiệu lực của việc cầm cố tài sản như sau:
- Cầm cố tài sản
Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
- Hiệu lực của cầm cố tài sản:
+ Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
+ Cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố.
- Trường hợp bất động sản là đối tượng của cầm cố theo quy định của luật thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.
Cầm cố tài sản và hiệu lực của việc cầm cố tài sản được quy định tại Điều 309 và Điều 310 Bộ luật dân sự 2015.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mùng 3 tháng 11 âm là ngày bao nhiêu dương 2024? 3/11 âm lịch 2024 là thứ mấy?
- Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời khi nào?
- Mười lời thề danh dự của quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời từ khi nào?
- Tải tờ trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu mới nhất năm 2025 theo Thông tư 22?
- Tải về mẫu quyết định hoãn phiên tòa trong tố tụng dân sự mới nhất hiện nay? Hướng dẫn viết mẫu?