Bảo vệ, quản lý, xử lý địa điểm khảo cổ sau thăm dò, khai quật

Bảo vệ, quản lý, xử lý địa điểm khảo cổ sau thăm dò, khai quật được quy định như thế nào? Bạn đọc Nguyễn Hậu, địa chỉ mail nguyen****@gmail.com hỏi: Gần đây tôi quan tâm đến tin tức về việc khai quẩn khảo cổ nơi nghi là chôn của vua Quang Trung. Tôi có người quen cũng đang sinh sống trong khu vực khảo cổ. Tôi muốn biết việc bảo vệ, quản lý, xử lý địa điểm khảo cổ sau thăm dò, khai quật được quy định như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật trả lời giúp tôi. Xin cám ơn!

Nội dung mà bạn hỏi liên quan tới việc bảo vệ, quản lý, xử lý địa điểm khảo cổ sau thăm dò, khai quật  được quy định tại Văn bản hợp nhất 3210/VBHN-BVHTTDL năm 2013 về Quy chế thăm dò, khai quật khảo cổ do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành, được hợp nhất từ Quyết định số 86/2008/QĐ-BVHTTDL (Có hiệu lực từ ngày 30/01/2009) và văn bản sửa đổi, bổ sung là Thông tư số 07/2011/TT-BVHTTDL (Có hiệu lực từ ngày 25/7/2011), theo đó: 

1. Sau khi kết thúc thăm dò, khai quật khảo cổ, cơ quan quản lý trực tiếp địa điểm khảo cổ chịu trách nhiệm xây dựng phương án bảo vệ, quản lý, phát huy giá trị địa điểm khảo cổ đã được thăm dò, khai quật.

2. Nội dung việc bảo vệ, quản lý, phát huy giá trị địa điểm khảo cổ sau thăm dò, khai quật khảo cổ bao gồm:

a) Áp dụng các biện pháp bảo quản các phế tích kiến trúc, di vật và các dấu vết khảo cổ khác mà không thể di dời;

b) Tiến hành lấp hố khai quật đến cao độ mặt bằng khu đất trước khi thăm dò, khai quật, trừ trường hợp cần giữ nguyên hiện trạng hố khai quật để phục vụ cho việc nghiên cứu, trưng bày về địa điểm khảo cổ;

c) Cắm mốc giới đánh dấu vị trí hố khai quật và đặt biển chỉ dẫn về địa điểm khảo cổ. Biển chỉ dẫn ghi rõ tên địa điểm khảo cổ, năm khai quật, kinh độ, vĩ độ của hố khai quật.

3. Trường hợp xét thấy địa điểm khảo cổ có đủ điều kiện lập hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa thì Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi có địa điểm khảo cổ có trách nhiệm tổ chức lập hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng di tích khảo cổ theo quy định.

(Điều 19 Quy chế thăm dò, khai quật khảo cổ ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất 3210/VBHN-BVHTTDL)

Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về công tác bảo vệ, quản lý, xử lý địa điểm khảo cổ sau thăm dò, khai quật, được quy định tại Văn bản hợp nhất 3210/VBHN-BVHTTDL. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. 

Trân trọng!  

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
119 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào