Vận chuyển hàng hóa siêu trọng trên sông mà không có phương án bảo đảm an toàn được cơ quan nhà nước phê duyệt bị phạt thế nào?
Mức xử phạt hành chính trường hợp vận chuyển hàng hóa siêu trọng trên sông mà không có phương án bảo đảm an toàn được cơ quan nhà nước phê duyệt được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 30 Nghị định 132/2015/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa, theo đó:
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng mà không có phương án bảo đảm an toàn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Do đó, đối với trường hợp này có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Đồng thời áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng bằng thuyền trưởng, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm (Khoản 3 Điều 30 Nghị định 132/2015/NĐ-CP). Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn đối với hành vi vi phạm. (Điểm b Khoản 4 Điều 30 Nghị định 132/2015/NĐ-CP)
Trên đây là quy định về mức xử phạt hành chính trường hợp vận chuyển hàng hóa siêu trọng trên sông mà không có phương án bảo đảm an toàn được cơ quan nhà nước phê duyệt. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 132/2015/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?