Các hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả nào được hưởng ưu đãi?
Các hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả được hưởng ưu đãi đã được quy định cụ thể tại Điều 6 Nghị định 54/2015/NĐ-CP của Chính phủ.
Theo đó, các hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả được hưởng ưu đãi bao gồm:
1. Tái sử dụng nước, sử dụng nước tuần hoàn:
a) Tổ chức đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo nâng cấp hạng mục công trình để thu gom, xử lý nước thải có quy mô từ 40 m3/ngày đêm trở lên, đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước phù hợp với mục đích được tái sử dụng và sử dụng lượng nước đó cho các hoạt động của mình đạt từ 80% trở lên;
b) Tổ chức đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo nâng cấp, đầu tư chiều sâu hạng mục công trình để sử dụng nước tuần hoàn cho các hoạt động của mình với quy mô từ 500 m3/ngày đêm trở lên, nhưng không bao gồm hoạt động sử dụng nước tuần hoàn để làm mát và các hình thức tuần hoàn khác theo quy trình, công nghệ sản xuất;
c) Tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi đầu tư cải tạo nâng cấp, sửa chữa các hạng mục của hệ thống thủy lợi để sử dụng nước hồi quy trong phạm vi hệ thống thủy lợi với tỷ lệ từ 15% trở lên lượng nước cấp vào hệ thống.
2. Thu gom nước mưa để sử dụng cho sinh hoạt:
a) Tổ chức đầu tư xây dựng hệ thống thu gom nước mưa, dự trữ vào bể chứa có dung tích từ 500 m3 trở lên để sử dụng cho mục đích sinh hoạt tại các vùng biên giới, hải đảo, vùng khan hiếm nước ngọt;
b) Hộ gia đình, cá nhân xây dựng hệ thống thu gom nước mưa, dự trữ vào bể chứa có dung tích từ 05 m3trở lên để sử dụng cho mục đích sinh hoạt tại các vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng khan hiếm nước ngọt.
3. Khử muối từ nước lợ, nước mặn thành nước ngọt để sử dụng cho mục đích sinh hoạt:
a) Tổ chức đầu tư xây dựng công trình, lắp đặt thiết bị, áp dụng công nghệ khử muối từ nước lợ, nước mặn thành nước ngọt có quy mô từ 02 m3/ngày đêm trở lên đối với vùng biển, hải đảo, từ 10 m3/ngày đêm trở lên để sử dụng cho mục đích sinh hoạt đối với các vùng bị xâm nhập mặn;
b) Hộ gia đình, cá nhân lắp đặt thiết bị, áp dụng công nghệ khử muối từ nước lợ, nước mặn thành nước ngọt, có quy mô từ 0,2 m3/ngày đêm trở lên đối với vùng biển, hải đảo, từ 01 m3/ngày đêm trở lên để sử dụng cho mục đích sinh hoạt đối với các vùng bị xâm nhập mặn để sử dụng cho mục đích sinh hoạt.
4. Sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, thiết bị, công nghệ sử dụng nước tiết kiệm:
a) Tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất sản phẩm, thiết bị, công nghệ sử dụng nước tiết kiệm đáp ứng tiêu chí tiết kiệm nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
b) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu sản phẩm, thiết bị, công nghệ tiên tiến sử dụng nước tiết kiệm mà trong nước chưa sản xuất được đáp ứng tiêu chí tiết kiệm nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
5. Áp dụng công nghệ, kỹ thuật, biện pháp tưới tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp:
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân áp dụng công nghệ, kỹ thuật, biện pháp tưới tiết kiệm nước cho sản xuất nông nghiệp đáp ứng tiêu chí tiết kiệm nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành với quy mô từ 0,5 ha trở lên đối với tưới lúa nước, 01 ha trở lên đối với tưới cây trồng cạn.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về các hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả được hưởng ưu đãi. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Nghị định 54/2015/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?