Trách nhiệm và quyền của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp về bảo vệ môi trường
Trách nhiệm và quyền của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp về bảo vệ môi trường được quy định tại Điều 145 Luật bảo vệ môi trường 2014 như sau:
1. Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có trách nhiệm sau:
a) Tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường;
b) Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.
2. Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có quyền sau:
a) Được cung cấp và yêu cầu cung cấp thông tin về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
b) Tham vấn đối với dự án có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình;
c) Tư vấn, phản biện về bảo vệ môi trường với cơ quan quản lý nhà nước và chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan theo quy định của pháp luật;
d) Tham gia hoạt động kiểm tra về bảo vệ môi trường tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình;
đ) Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
3. Cơ quan quản lý môi trường các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện cho tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp thực hiện các quyền quy định tại khoản 2 Điều này.
Trên đây là quy định về trách nhiệm và quyền của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp về bảo vệ môi trường. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Luật bảo vệ môi trường 2014.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 2 năm 2025 là thứ mấy? Ngày 11 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
- Quyền và nghĩa vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong quan hệ lao động như thế nào?
- Hướng dẫn viết thư UPU chủ đề tưởng tượng bạn là đại dương?
- Xin vía Thần Tài là gì? Tại sao gọi là ngày Vía Thần Tài? NLĐ có được nghỉ hưởng lương ngày Vía Thần tài không?
- Thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi thi hành được thực hiện theo các bước như thế nào?