Chống đối, lăng mạ, tấn công cảnh sát giao thông thì bị xử phạt thế nào?

Chống đối, lăng mạ, tấn công cảnh sát giao thông thì bị xử phạt thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Thời gian gần đây tôi thấy trên mạng thường xuyên đăng các clip một số người khi bị cảnh sát giao thông thổi phạt đã có hành vi chống đối, sử dụng lời lẽ lăng mạ CSGT,... thậm chí có người còn dùng vũ lực. Vậy ban biên tập cho tôi hỏi, việc có những hành vi và lời lẽ không đúng đó đối với CSGT sẽ bị pháp luật xử lý như thế nào? Điều này được quy định ở đâu? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Xin cám ơn! Đinh Mạnh (Hà Nội)

Đối với người đã vi phạm các quy định khi tham gia giao thông nhưng không hợp tác với người thi hành công vụ mà còn có các hành vi chống đối, lăng mạ, tấn công cảnh sát giao thông thì tùy thuộc vào mức độ mà có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ;

b) Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ;

c) Xúi giục, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ;

Theo Điều 257 Bộ luật Hình sự năm 1999 có quy định về Tội chống người thi hành công vụ được quy định như sau:

“1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm :

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;

d) Gây hậu quả nghiêm trọng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.”

Như vậy, khi có các hành vi chống đối, sử dụng lời lẽ lăng mạ, tấn công CSGT, người đó có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm của hành vi. Để hiểu rõ hơn về việc này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
211 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào